USSR

Liên Xô hay Liên bang Xô viết (tiếng Nga: Советских Союз, chuyển tự. Sovietskikh Soyuz, Phát âm tiếng Nga: [sɐˈvʲɛt͡skʲɪj sɐˈjus]  ( nghe), tên trong tiếng Anh: Soviet Union), quốc hiệu chính thức là Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (tiếng Nga: Союз Советских Социалистических Республик, chuyển tự. Soyuz Sovietskikh Sotsialisticheskikh Respublik Phát âm tiếng Nga: [sɐˈjus sɐˈvʲetskʲɪx sətsɨəlʲɪˈstʲitɕɪskʲɪx rʲɪsˈpublʲɪk]  ( nghe), viết tắt: СССР; tiếng Anh: Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia nằm ở phía bắc lục địa Á-Âu, tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991. Đây là một quốc gia đơn đảng, do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo, thủ đô nằm tại Moskva. Những thành phố lớn khác gồm Leningrad, Kiev, Minsk, Tashkent, Alma-AtaNovosibirsk. Đất nước này rộng 24 triệu km2 (số 1 thế giới), trải dài trên 10.000 km từ đông sang tây qua 11 múi giờ, và trên 7.200 km từ bắc xuống nam tại nơi rộng nhất. Lãnh thổ bao gồm phần lớn Đông Âu, một phần của Bắc Âu và toàn bộ khu vực Bắc ÁTrung Á.[6]Liên Xô được thành lập từ cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917, khi Đảng Bolshevik lãnh đạo bởi Vladimir Ilyich Lenin lật đổ Chính phủ lâm thời Nga, chính phủ đã thay thế chế độ chuyên chế của Sa hoàng Nikolai II trong Thế chiến I. Năm 1922, sau cuộc nội chiến kết thúc bằng chiến thắng của Đảng Bolshevik, Liên Xô được thành lập, thống nhất những quốc gia cộng hòa bao gồm Nga, Ngoại Kavkaz, UkrainaBelarus. Lenin qua đời vào năm 1924 đã dẫn tới một cuộc tranh chấp quyền lãnh đạo, cuối cùng Iosif Vissarionovich Stalin lên nắm quyền trong giữa những năm thập niên 1920. Stalin đã chính thức hóa hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xôchủ nghĩa Marx–Lenin và thay thế nền kinh tế thị trường bằng nền kinh tế kế hoạch, từ đó mở ra một thời kỳ công nghiệp hóa nhảy vọt và tập trung hóa. Trong suốt thời kỳ này, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tạo nên những tiến bộ ấn tượng về mức sống, y tế và giáo dục, đặc biệt trong những khu vực đô thị; Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc đứng thứ 2 thế giới. Bên cạnh những tiến bộ này, một số thất bại đã xảy ra. Nạn hạn hán, thiên tai liên tục ập đến trong khu vực, chính sách tập trung nông nghiệp, tất cả đã dẫn tới một nạn đói lớn trong năm 1932-1933, khiến hàng triệu người chết. Những hoài nghi chính trị sôi sục, đặc biệt sau sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít tại nước Đức Quốc Xã năm 1933 và nguy cơ chiến tranh thế giới, đã tạo ra cuộc thanh lọc lớn, hàng trăm nghìn người bị buộc tội gián điệp hoặc chống chính phủ đã bị bắt giữ và xử bắn.[7]Ngày 23 tháng 8 năm 1939, sau những nỗ lực không thành công để thành lập một liên minh chống phát xít với các cường quốc phương Tây[8] Liên Xô đã ký thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau với Đức Quốc xã.[9] Sau khi bắt đầu Thế chiến II, Liên Xô đã tấn công Ba Lan và sáp nhập các quốc gia Baltic. Tháng 6 năm 1941, Đức xâm chiếm Liên Xô, mở màn Mặt trận phía đông của Thế chiến 2. Đây là mặt trận có quy mô lớn nhất trong Thế chiến 2, Thương vong của Liên Xô chiếm số lượng cao nhất trong cuộc chiến, và cuối cùng họ đã giành thế thượng phong trước lực lượng phe Trục sau những trận đánh khốc liệt như ở StalingradKursk. Trong hầu hết các vùng lãnh thổ mà Hồng quân đánh chiếm khi tiến về nước Đức, những người cộng sản địa phương đã lên nắm quyền lực và thành lập các chính phủ liên minh với Liên Xô. Sau Thế chiến 2, châu Âu bị phân chia thành hai vùng có hệ tư tưởng khác nhau: tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và cộng sản chủ nghĩa ở Đông Âu đã dẫn đến căng thẳng gia tăng với Khối phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo, được gọi là Chiến tranh Lạnh. Stalin qua đời năm 1953 và Nikita Sergeyevich Khrushchyov kế nhiệm. Đến năm 1956, Khruschev lên tiếng tố cáo Stalin và bắt đầu một thời kỳ cải cách tự do được gọi là phi Stalin hóa. Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra trong thời kỳ lãnh đạo của Khrushchev, một trong nhiều yếu tố dẫn đến việc ông bị miễn nhiệm vào năm 1964. Trong những năm 1970, có một giai đoạn ngắn gọn hòa dịu trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng tiếp tục diễn ra với Chiến tranh Xô-Afghanistan vào năm 1979. Sau năm 1985, tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cố gắng cải tổ đời sống chính trị và nền kinh tế của đất nước thông qua các chính sách mới của glasnost (cởi mở) và perestroika (tái cấu trúc). Những chính sách này thất bại, gây ra sự bất ổn chính trị phát sinh từ các phong trào dân tộc và ly khai. Năm 1989, những quốc gia đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu đã sụp đổ trong một làn sóng các cuộc cách mạng chấm dứt sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản.Là một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự tan rã của đất nước, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1991, phần lớn cử tri đã ủng hộ việc duy trì Nhà nước Liên Xô. Nhưng trong giới lãnh đạo lại phát sinh mâu thuẫn khi Tổng thống đầu tiên của Nga, Boris Nikolayevich Yeltsin đã chống lại một cuộc đảo chính của những người cứng rắn trong đảng. Cuối năm 1991, Gorbachev từ chức, Xô viết Tối cao Liên Xô đã chính thức tuyên bố Liên Xô tan rã. Mười hai nước cộng hòa còn lại tuyên bố độc lập. Liên bang Nga (trước đây là Cộng hòa Nga Xô viết) đã tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của Liên Xô và được công nhận là quốc gia kế thừa trên thực tế của Liên bang Xô viết. Đồng thời, Ukraina theo luật pháp tuyên bố rằng họ cũng là một nước kế thừa nhà nước của cả Cộng hòa Ukraina Xô viết và Liên Xô.[10] Ngày nay, Nga và Ukraina có tranh chấp đang diễn ra đối với những di sản để lại của Liên Xô trước đây[11].Liên Xô đã tạo ra nhiều thành tựu công nghệ và đổi mới quan trọng của thế kỷ 20, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, người đầu tiên bay vào vũ trụtàu thăm dò đầu tiên đáp xuống hành tinh khác (Sao Kim). Đất nước này từng là một siêu cường, có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quân đội thường trực lớn nhất thế giới.[12][13][14] Liên Xô được công nhận là một trong năm quốc gia có vũ khí hạt nhân. Quốc gia này từng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WFTU) và là thành viên hàng đầu của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA) và Khối Hiệp ước Warszawa (WP).

USSR

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng  
• 1991 Ivan Silayev (cuối cùng)
• Chiến thắng Thế chiến II 9 tháng 5 năm 1945
• 1922–1952 Joseph Stalin (đầu tiên)
Sắc tộc (1989)
HDI? (1990)  0,920[5]
rất cao
Ngôn ngữ thiểu số
Thủ đôvà thành phố lớn nhất Moskva (Москва)
55°45′B 37°37′Đ / 55,75°B 37,617°Đ / 55.750; 37.617
• Cuộc đảo chính tháng 8 18–21 tháng 8 năm 1991
• 1922–1938 Mikhail Kalinin (đầu tiên)
Hiện nay là một phần của
• Ngôn ngữ địa phương
Tôn giáo chính Quốc gia thế tục (de jure)[1][2]
Quốc gia vô thần (de facto)
Chính phủ 1922–1927; 1953–1990:
Liên bang đơn đảng xã hội chủ nghĩa theo Marx-Lenin
1927–1953:
Liên bang đơn đảng xã hội chủ nghĩa theo Stalin
1990–1991:
Liên bang bán tổng thống cộng hòa
• Bình quân đầu người 9.200 USD (hạng 28)
Tên dân cư Người Liên Xô[3]
Cách ghi ngày tháng nn/tt/nnnn
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Nga (de facto)
Tên miền Internet .su
Mã ISO 3166 SU
• Thông qua hiến pháp 9 tháng 10 năm 1977
• Mật độ 8,4/km2
21,8/mi2
GDP  (PPP) Ước lượng 1990
• 1922–1924 Vladimir Lenin (đầu tiên)
Đơn vị tiền tệ Rúp Xô viết (руб) (SUR)
Dân số  
• Hiệp ước Belovezh 8 tháng 12 năm 1991
GDP  (danh nghĩa) Ước lượng 1990
Chủ tịch Xô viết Tối cao  
Gini? (1989) 0,275
thấp
• Tan rã 26 tháng 12 năm 1991
Thời kỳ Thế kỉ XX
• Thượng viện Xô viết Liên bang
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô  
• Liên Hợp Quốc công nhận 24 tháng 10 năm 1945
• Giải thể Khối Warszawa 1 tháng 7 năm 1991
• Hạ viện Xô viết Quốc gia
• Tổng cộng 22.402.200 km2
8.649.538 mi2
• Thành lập 30 tháng 12 năm 1922
• Ước lượng 1991 293.047.571 (hạng 3)
Mã điện thoại +7
Giao thông bên phải
• 1988–1991 Mikhail Gorbachev (cuối cùng)
Múi giờ (UTC+2 đến +12)
Lập pháp Xô viết Tối cao
Diện tích  
• Quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng 22 tháng 6 năm 1941
• Tổng số 2.7 nghìn tỷ USD[4] (hạng 2)