Chủ_nghĩa_Marx–Lenin

Chủ nghĩa Marx – Lenin hay chủ nghĩa Marx – Engels – Leninthuật ngữ chính trị để chỉ học thuyết do Karl MarxFriedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển kế thừa, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920; ngày nay nó là ý thức hệ ở tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục), Bắc Triều Tiên, Cuba, LàoViệt Nam. Thuật ngữ chính trị này được Iosif Vissarionovich Stalin định nghĩa là "học thuyết do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp giữa thời đại Chủ nghĩa đế quốc và các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản".[1]Theo quan điểm của các đảng cộng sản, Chủ nghĩa Marx – Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức định nghĩa chủ nghĩa Marx – Engels – Lenin: "Được gây dựng nên bởi Marx và Engels và tiếp tục được phát triển bởi Lenin, đó không chỉ là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, mà nó còn liên tục được làm phong phú bởi phong trào cộng sản quốc tế, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn của các cuộc đấu tranh giải phóng cách mạng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa."[2]Trong Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam định nghĩa: "Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển của V. I. Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng."[3]