Trận_Stalingrad
Trận_Stalingrad

Trận_Stalingrad


Giai đoạn phản công: khoảng 1.140.000 quân
1.463 xe tăng và pháo tự hành
15.501 pháo và súng cối
1.350 máy bay
Toàn chiến dịch: Tổng cộng khoảng 1.700.000 quân
4.431 xe tăng
2.769 máy bay.[5]Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Trận Stalingrad (tiếng Đức: Schlacht von Stalingrad; tiếng Nga: Сталинградская битва) là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga. Trận đánh diễn ra từ ngày 17 tháng 7 năm 1942 đến ngày 2 tháng 2 năm 1943, và thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới trong thế kỷ XX.[1][14] Đây cũng là trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới1.250.000 [15][16]#, với con số thương vong của hai bên lên đến hơn 2 triệu người.Số binh sĩ tham gia trận đánh này nhiều hơn hẳn các chiến dịch lớn khác trong Thế chiến 2, và nó cũng nổi tiếng vì mức độ ác liệt, tổn thất cực lớn cũng như thương vong cao về dân thường. Việc quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad và việc Hồng quân Xô Viết phản công bao vây tiêu diệt 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 (Đức) cùng với nhiều lực lượng khác của phe Trục xung quanh thành phố đã dẫn tới một trong những thất bại quan trọng nhất của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Với chiến thắng điểm ngoặt này, Hồng quân đã cầm chắc lợi thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại[17]. Song, đây không chỉ là một bước ngoặt quyết định[1] và quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn cả của Chiến tranh thế giới thứ hai vì nó cùng với các chiến thắng ở Tunisia đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh[18], và bắt đầu cho giai đoạn Hồng quân Xô Viết chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.Đợt tấn công Stalingrad của phát xít Đức tiến triển nhanh vào giai đoạn nửa sau năm 1942 dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân Đức Luftwaffe, những trận oanh tạc của lực lượng này đã biến phần lớn thành phố trở thành đống gạch vụn. Tuy nhiên quân đội phát xít Đức nhanh chóng bị sa lầy trong những trận đánh đẫm máu trên đường phố và trong từng căn nhà; và mặc dù đã kiểm soát 90% thành phố nhưng người Đức đã hoàn toàn thất bại trong việc triệt tiêu những ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân Xô Viết vốn bám trụ một cách vững chắc và kiên cường bên bờ Tây sông Volga, trong lúc đó thì thời tiết khắc nghiệt của mùa đông nước Nga đang đến gần.Ngày 19 tháng 11 năm 1942, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch Sao Thiên Vương, một đợt tấn công vu hồi gồm hai gọng kìm đánh vào cạnh sườn của Tập đoàn quân số 6 (Đức) đóng tại Stalingrad. Đòn tấn công này đã hoàn toàn thay đổi cục diện của trận đánh: cạnh sườn yếu kém của quân Đức nhanh chóng sụp đổ tan tành và 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 bị bao vây trong nội đô Stalingrad. Khi mùa đông đến, cái đói, cái lạnh khủng khiếp và những đợt tấn công liên tục của Hồng quân Xô Viết đã làm suy kiệt nhanh chóng lực lượng Đức, tuy nhiên mệnh lệnh không được đầu hàng của Hitler do niềm tin vào "sức mạnh ý chí", vấn đề danh dự nước Đức cùng các tính toán chiến lược khác đã buộc họ phải tiếp tục cố bám trụ mà không được tự ý phá vây. Vào tháng 12 năm 1942, phát xít Đức mở Chiến dịch Bão Mùa đông nhằm giải cứu đội quân bị vây nhưng thất bại, và theo sau đó là toàn bộ hệ thống tiếp vận cho khối quân bị vây cũng sụp đổ theo. Đầu tháng 2 năm 1943, sức kháng cự của khối quân này hoàn toàn bị dập tắt, và Tập đoàn quân số 6 bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 2 tháng 2 năm 1943.[19] Đối với nước Đức thất thế, trận thua này là tin xấu nhất của họ, và sau thất bại này họ sẽ còn thua trận Kursk với tầm quan trọng chẳng kém.[20][21] Về phần minh, Hồng quân Liên Xô đã phải chịu tổn thất vô cùng lớn lao trong chiến thắng quyết định này.[1][21] Trận đánh diễn ra trong khoảng hơn nửa năm và thực chất là hai giai đoạn nối tiếp nhau:

Trận_Stalingrad

Thời gian 23 tháng 8 năm 1942 – 2 tháng 2 năm 1943
(5 tháng, 1 tuần và 3 ngày)
Địa điểm Thành phố Stalingrad, Nga Xô viết, Liên Xô
Kết quả Chiến thắng quyết định của Liên Xô [1]
Binh lực Đức Quốc xã và đồng minh bị suy kiệt nghiêm trọng.
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian23 tháng 8 năm 1942 – 2 tháng 2 năm 1943
(5 tháng, 1 tuần và 3 ngày)
Địa điểmThành phố Stalingrad, Nga Xô viết, Liên Xô
Kết quảChiến thắng quyết định của Liên Xô [1]
Binh lực Đức Quốc xã và đồng minh bị suy kiệt nghiêm trọng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Stalingrad http://books.google.com.au/books?id=6NLC9Rl-olAC&p... http://users.pandora.be/stalingrad/ http://collections.civilisations.ca/warclip/object... http://collections.civilisations.ca/warclip/object... http://collections.civilisations.ca/warclip/object... http://collections.civilisations.ca/warclip/object... http://www.awesomestories.com/history/battle-stali... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/562720/B... http://books.google.com/books?id=JnB7cM1zUG4C&prin... http://video.google.com/videoplay?docid=4562967572...