Moldova
Moldova

Moldova

Cộng hoà Moldova
Republica Moldova (tiếng Moldova)Moldova /mɒlˈdoʊvə/ (trợ giúp·thông tin), tên chính thức Cộng hoà Moldova (Republica Moldova) là một quốc gia nằm kín trong lục địaĐông Âu, giữa România ở phía tây và Ukraina ở phía bắc, đông và nam.Thời cổ đại, lãnh thổ hiện nay của nước này là một phần của Dacia, sau đó nó rơi vào vùng ảnh hưởng của Đế chế La Mã. Thời Trung Cổ, đa phần lãnh thổ hiện nay của Moldova là một phần của Công quốc Moldavia. Năm 1812, vùng phía đông của công quốc này bị sáp nhập bởi Đế chế Nga và được gọi là Bessarabia. Từ năm 1856 tới năm 1878, hai tỉnh phía nam quay trở lại với Moldavia, và vào năm 1859 chúng thống nhất với Wallachia để trở thành Romania hiện đại.Ngay khi Đế chế Nga bị giải tán năm 1917, một nhà nước Cộng hoà Dân chủ Moldavia, đầu tiên là tự trị, sau đó là độc lập được thành lập, và gia nhập Romania năm 1918. Năm 1940, Bessarabia sáp nhập vào Liên Xô (với sự đồng ý của Đức quốc xã theo Nghị định thư Phụ lục Bí mật của Hiệp ước Xô-Đức), và bị phân chia giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina và nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia mới thành lập.Sau khi bị giành giật qua lại trong giai đoạn 1941 và 1944 trong Thế chiến II, lãnh thổ của quốc gia Moldova hiện đại sáp nhập vào Liên Xô cho tới khi nó giành lại độc lập ngày 27 tháng 8 năm 1991. Moldova được chấp nhận vào Liên hiệp quốc tháng 3 năm 1992.Tháng 9 năm 1990, một chính phủ ly khai được thành lập tại Transnistria, dải lãnh thổ Moldova trên bờ đông sông Dniester. Không quốc gia thành viên Liên hiệp quốc nào công nhận chính quyền này.Nước này theo chế độ dân chủ nghị viện với một tổng thốnglãnh đạo quốc gia và một thủ tướnglãnh đạo chính phủ. Moldova là một quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), GUAM, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Hợp tác Kinh tế biển Đen (BSEC) và các tổ chức quốc tế khác. Moldova hiện mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu,[7] và đã thực hiện Kế hoạch Hành động ba năm đầu tiên bên trong khuôn khổ Chính sách Láng giềng châu Âu (ENP).[8]

Moldova

Ngôn ngữ chính thức Tiếng Moldova
Múi giờ EET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3)
23 tháng 6 năm 1990 Tuyên bố chủ quyền
GDP (PPP) (2017) Tổng số: 20,207 tỷ USD[4]
Bình quân đầu người: 5.697 USD [4]
27 tháng 8 năm 1991 Tuyên bố độc lập
Thủ đô Chişinău
47°0′B 28°55′Đ / 47°B 28,917°Đ / 47.000; 28.917
25 tháng 12 năm 1991 Công nhận
Diện tích 33.846 km² (hạng 135)
Đơn vị tiền tệ leu Moldova (MDL)
Diện tích nước 1,4 %
Thành phố lớn nhất Chişinău
Mật độ 105 người/km² (hạng 101)
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
HDI (2015) 0,699[5] trung bình (hạng 107)
Hệ số Gini (2014) 26,8[6] thấp
Dân số (2004) 3.383.332[2]
(không gồm Transnistria)
3.938.679[3]
(gồm Transnistria) người
Dân số ước lượng (2017) 2.998.235 [1]
(không gồm Transnistria) người (hạng 133)
Tên miền Internet .md
Thủ tướng Maia Sandu
GDP (danh nghĩa) (2017) Tổng số: 7,409 tỷ USD[4]
Bình quân đầu người: 2.089 USD[4]
Tổng thống Igor Dodon

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Moldova http://www.ualberta.ca/~german/PAA/Bessarabians.ht... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F044993.php http://www.easybourse.com/bourse-actualite/marches... http://www.economist.com/theworldin/international/... http://www.languages-study.com/demography/pridnest... http://moldovaintheworld.com http://www.paulbogdanor.com/left/soviet/famine/ell... http://rentmoldova.com/history-of-moldova/where-di... http://www.scribd.com/doc/27529/Dimitrie-Cantemir-... http://igorpivovar.wordpress.com