Tiếng_Đức
Tiếng_Đức

Tiếng_Đức

Tiếng ĐứcTiếng Đức (Deutsch [ˈdɔʏtʃ]  ( nghe)) là một ngôn ngữ German Tây được nói chỉ yếu tại Trung Âu. Nó được nói phổ biến và là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), Cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; nó cũng là ngôn ngữ chính thức, nhưng không phải là ngôn ngữ của số đông người dân tại Luxembourg. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng German gồm những ngôn ngữ German Tây khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Nó là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì, sau tiếng Anh.Là một trong những ngôn ngữ "lớn" trên thế giới, tiếng Đức có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh châu Âu.[2][8] Tiếng Đức cũng là ngoại ngữ được dạy phổ biến thứ ba tại cả Hoa Kỳ[9] (sau tiếng Tây Ban Nhatiếng Pháp) và EU (sau tiếng Anh và tiếng Pháp),[10] ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ nhì trong khoa học[11] và ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên World Wide Web (sau tiếng Anh và tiếng Nga).[12] Các quốc gia nói tiếng Đức đứng thứ năm về số đầu sách mới xuất bản hàng năm, với một phần mười số sách trên thế giới (gồm e-book) phát hành bằng tiếng Đức.[13]Đa phần từ vựng tiếng Đức có gốc German.[14] Một phần được vay mượn từ tiếng Latinhtiếng Hy Lạp, và một ít từ hơn mượn từ tiếng Pháptiếng Anh. Với những dạng chuẩn khác nhau (tiếng Đức chuẩn Đức, tiếng Đức chuẩn Áo, và tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ), tiếng Đức là một ngôn ngữ đa tâm. Như tiếng Anh, tiếng Đức cũng đáng chú ý vì số lượng phương ngữ lớn, với nhiều phương ngữ khác biệt tồn tại trên thế giới.[2][15] Do sự không thông hiểu lẫn nhau giữa nhiều "phương ngữ" và tiếng Đức chuẩn, và sự thiểu thống nhất về định nghĩa giữa một "phương ngữ" và "ngôn ngữ",[2] nhiều dạng hay nhóm phương ngữ tiếng Đức (như Hạ ĐứcPlautdietsch[5]) thường được gọi là cả "ngôn ngữ" và "phương ngữ".[16]

Tiếng_Đức

Phát âm [ˈdɔʏtʃ]
Dạng ngôn ngữ kí hiệu Ngôn ngữ ký hiệu tiếng Đức, LBG
(Lautsprachbegleitende / Lautbegleitende Gebärden)
Ngôn ngữ chính thức tại

Nhiều tổ chức quốc tế
Glottolog high1287  Thượng Franken[6]
uppe1397  Thượng Đức[7]
Tổng số người nói 90 triệu (2010)[1] tới 95 triệu (2014)[2]
người nói L2: 10–15 triệu (2014)[2][3]
như một ngoại ngữ: 75–100 triệu[2]
Phân loại Ấn-Âu
Quy định bởi Không có tổ chức chính thức
(Phép chính tả được quy định bởi Hội đồng chính tả tiếng Đức[4]).
Linguasphere
further information
52-AC (Continental West Germanic)
> 52-ACB (Deutsch & Dutch)
> 52-ACB-d (Central German incl. 52-ACB–dl & -dm Standard/Generalised High German)
+ 52-ACB-e & -f (Upper German & Swiss German)
+ 52-ACB-h (émigré German varieties incl. 52-ACB-hc Hutterite German & 52-ACB-he Pennsylvania German etc.)
+ 52-ACB-i (Yenish);
Totalling 285 varieties: 52-ACB-daa to 52-ACB-i
Hệ chữ viết Latinh (bảng chữ cái Latinh)
Hệ chữ nổi tiếng Đức
ISO 639-1 de
Dạng chuẩn
ISO 639-3 tùy trường hợp:
deu – Đức
gmh – Thượng Đức trung đại
goh – Thượng Đức cổ
gct – Đức Colonia Tovar
bar – Bayern
cim – Cimbria
geh – Đức Hutterite
ksh – Kölsch
nds – Hạ Đức[lower-alpha 1]
sli – Hạ Silesia
ltz – Luxembourg[lower-alpha 2]
vmf – Mainfränkisch
mhn – Mócheno
pfl – Pfalz
pdc – Đức Pennsylvania
pdt – Plautdietsch[lower-alpha 3]
swg – Đức Schwaben
gsw – Đức Thụy Sĩ
uln – Unserdeutsch
sxu – Thượng Saxon
wae – Đức Walser
wep – Westfalen
hrx – Riograndenser Hunsrückisch
yec – Jenische
Sử dụng tại Chủ yếu là vùng châu Âu nói tiếng Đức, cũng như kiều dân Đức trên toàn cầu

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Đức http://www.populearn.com/german/ http://www.statista.com/statistics/266808/the-most... http://w3techs.com/technologies/overview/content_l... http://www.goethe.de/enindex.htm http://rechtschreibrat.ids-mannheim.de/rat/ http://german.sdsu.edu/why_learn_german.html http://ec.europa.eu/archives/publications/booklets... http://ec.europa.eu/eurostat/documents/2995521/700... http://ec.europa.eu/eurostat/statistics-explained/... http://ec.europa.eu/public_opinion/archives/ebs/eb...