Tiếng_Triều_Tiên
Tiếng_Triều_Tiên

Tiếng_Triều_Tiên

Tiếng Triều Tiên
Tiếng Hàn QuốcTiếng Triều Tiên (Chosŏn'gŭl: 조선말; Hancha: 朝鮮말; MR: Chosŏnmal) hoặc Tiếng Hàn Quốc (Hangul: 한국어; Hanja: 韓國語; Romaja: Hangugeo; Hán-Việt: Hàn Quốc ngữ) là một loại ngôn ngữ Đông Á, đây là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Đại Hàn Dân QuốcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đồng thời là ngôn ngữ chính thức của cả hai miền BắcNam trên bán đảo Triều Tiên. Tiếng Hàn/Triều Tiên cũng được sử dụng rộng rãi ở Diên Biên và các vùng, khu vực xung quanh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - nơi có đông đảo cộng đồng người Triều Tiên đang sinh sống. Thống kê trên toàn thế giới hiện nay có khoảng hơn 100 triệu người nói tiếng Hàn Quốc, trong số đó có tới hơn 80 triệu đang sử dụng ngôn ngữ này như tiếng mẹ đẻ, con số trên bao gồm cả các nhóm lớn cộng đồng dân di cư Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trên khắp thế giới, đặc biệt như tại các khu vựcquốc gia: Hoa Kỳ, Canada, Nga, Úc, các nước Châu Âu, Đài Loan, Brasil, Nhật Bản, Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và gần đây nhất là Việt Nam, Thái LanPhilippines.Việc phân loại phả hệ cho tiếng Hàn Quốc vẫn còn đang gây ra nhiều những tranh cãi. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng ngôn ngữ này thuộc ngữ hệ Altai, mặc dù một số khác thì cho rằng đây là một ngôn ngữ tách biệt (Language Isolate). Tiếng Hàn Quốc về bản chất là một ngôn ngữ chắp dính về mặt hình thái (khác biệt với tiếng Việt vốn thuộc vào loại ngôn ngữ đơn lập và có tính phân tích cao) và có dạng "chủ-tân-động" về mặt cú pháp.Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hai miền bán đảo Triều Tiên ở hai thời điểm khác nhau. Tuy chỉ mới gần đây nhưng so với Bắc Triều Tiên vốn mang tình hữu nghị Cộng Sản, thì quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thiết thực và phong phú hơn rất nhiều[3], trải dài trong các lĩnh vực từ văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội cho đến thương mại, an ninh, quốc phòng,...và đặc biệt là trong giáo dục[4]. Ở Việt Nam, ngôn ngữ này thường được gọi là "tiếng Hàn Quốc" hay "tiếng Hàn" nhiều hơn, phổ biến hơn so với cách gọi "tiếng Triều Tiên".

Tiếng_Triều_Tiên

Hạng 17 (ở mức gần với các loại ngôn ngữ: tiếng Việt, Telugu, Marathi, Tamil, Gujarati)
Phát âm [han.ɡu.ɡʌ] / [tɕo.sʰʌn.mal]
Ngôn ngữ chính thức tại  Hàn Quốc
 Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Trung Quốc (Diên BiênTrường Bạch)
Glottolog kore1280[2]
Tổng số người nói 77.233.270 (2010)[1]
Ngôn ngữ tiền thân
Phương ngữ Phương ngữ tiếng Triều Tiên
Phân loại Hệ Triều Tiên
Quy định bởi Viện ngôn ngữ Quốc lập Hàn Quốc (국립 국어원)
Linguasphere 45-AAA-a
Khu vực Đông Á
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận trong
 Nga (Primorsky Krai)
 Trung Quốc (Diên Biên và Trường Bạch)
ISO 639-1 ko
Dạng chuẩn
Pyojuneo (Hàn Quốc)
Munhwaŏ (CHDCND Triều Tiên)
ISO 639-3 tùy trường hợp:
kor – Tiếng Triều Tiên cận đại
jje – Jeju
okm – Tiếng Triều Tiên trung đại
oko – Tiếng Triều Tiên cổ đại
oko – Tiếng Triều Tiên nguyên thủy
ISO 639-2 kor
Sử dụng tại Bán đảo Triều Tiênkhu vực Đông Bắc thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Dân tộc Người Hàn Quốc
Người Triều Tiên

Liên quan