Cổng_thông_tin:Châu_Á

Châu Áchâu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầuĐông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. Khoảng 60% của dân số thế giới sinh sống ở châu Á.Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ DươngThái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. [ Đọc tiếp ]Tháng 4 năm 1945, Đệ nhị hạm đội hải quân Nhật bao gồm thiết giáp hạm lớn nhất thế giới Yamato, cùng tuần dương hạm hạng nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm đã thực hiện một cuộc tổng phản công của hải quân Nhật ở Okinawa, nhưng thực chất là một chuyến đi tự sát để bảo tồn danh dự Hải quân Đế quốc Nhật Bản theo truyền thống võ sĩ đạo. Tuy nhiên, trước khi đến được Okinawa, chỉ trong 2 giờ, những máy bay Mỹ xuất phát từ các hàng không mẫu hạm đã đánh chìm Yamato, Yahagi cùng 4 khu trục hạm khác vào ngày 7 tháng 4 năm 1945. Cùng lúc đó, để phối hợp với cuộc hành quân này, người Nhật đã cho xuất phát nhiều Kamikaze từ phi trường cực nam Kyūshū tấn công hạm đội Mỹ tại Okinawa gây hư hại cho một số tàu chiến Mỹ.Trận đánh này đã chứng tỏ sức mạnh vượt trội của không, hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương cũng như uy lực nổi trội của hàng không mẫu hạm so với thiết giáp hạm không có sự che chở của không lực. Thất bại trong cuộc hành quân này đã đánh dấu thất bại của Hải quân Nhật cũng như báo hiệu giờ tàn của Đế quốc Nhật Bản trong cuộc chiến. Xem thêm...Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Xem thêm...
Tìm hiểu về quốc gia này
qua hình ảnh và tập tin tại
Commons Wikimedia
Ả Rập Saudi · Ai Cập · Afghanistan · Armenia · Ấn Độ · Azerbaijan · Bahrain · Bangladesh · Bhutan · Brunei · Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Campuchia · Gruzia · Indonesia · Iran · Iraq · Israel · Jordan · Kazakhstan · Hàn Quốc · Kuwait · Kyrgyzstan · Lào · Liban · Malaysia · Maldives · Mông Cổ · Myanma · Nepal · Nga · Nhật Bản · Oman · Pakistan · Philippines · Qatar · Singapore · Cộng hòa Síp · Sri Lanka · Syria · Tajikistan · Thái Lan · Bắc Triều Tiên · Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) · Đông Timor (Timor-Leste) · Thổ Nhĩ Kỳ · Turkmenistan · Uzbekistan · Việt Nam · Yemen
Chợ hàng dệt may Chủ Nhật trên vỉa hè Karachi, Pakistan. Xem thêm...Bán đảo Triều Tiên là dải đất nằm nhô ra biển ở Đông Á, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc. Bán đảo này bắt đầu từ lục địa Châu Á chạy dài về phía nam 1.100 km. Nó được bao bọc bởi biển ở ba phía: Eo biển Triều Tiên là nơi phân cách Biển Nhật Bản và Biển Đông Trung Quốc.Cho đến cuối Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Triều Tiên vẫn là một thực thể chính trị thống nhất nằm trên bán đảo Triều Tiên. Sau khi chiến tranh Triều Tiên ngừng bắn năm 1953, bán đảo này bị chia cắt lâu dài thành hai quốc gia là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (Nam Triều Tiên).Ranh giới phía bắc của bán đảo Triều Tiền trùng khớp với biên giới của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Trung Quốc (dài 1.416 km) và Nga (dài 19 km). Đây là các đường biên giới tự nhiên gồm sông Áp Lụcsông Đồ Môn. Tổng diện tích bán đảo Triều Tiên khoảng 220.000 km².Vì cách tự xưng tên gọi quốc gia khác nhau, bán đảo này được Bắc Triều Tiên gọi là Chosun Bando (조선반도; "Triều Tiên bán đảo"), Nam Triều Tiên gọi là Han Bando (한반도; "Hàn bán đảo").Xem thêm...Chủ đề con:Chủ đề liên quan: