Israel
Israel

Israel

Nhà nước IsraelIsrael (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en[9]; tiếng Hebrew: יִשְׂרָאֵל‎ Yisrā'el; tiếng Ả Rập: إِسْرَائِيل‎ Isrāʼīl), tên chính thức là Nhà nước Israel (tiếng Hebrew: מְדִינַת יִשְׂרָאֵל‎ Medīnat Yisrā'el [mediˈnat jisʁaˈʔel]; tiếng Ả Rập: دولة إِسْرَائِيل‎ Dawlat Isrāʼīl [dawlat ʔisraːˈʔiːl]), là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của Biển Đỏ. Israel có biên giới trên bộ với Liban về phía bắc, với Syria về phía đông bắc, với Jordan về phía đông, và lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ TâyDải Gaza của Palestine về phía đông và tây[10], và với Ai Cập về phía tây nam. Quốc gia này có diện tích tương đối nhỏ, song lại có đặc điểm địa lý đa dạng.[3][11] Trung tâm tài chính và công nghệ của Israel là Tel Aviv[12]Jerusalem được tuyên bố là thủ đô vào năm 1980 [13], song chủ quyền của Israel đối với Đông Jerusalem không được quốc tế công nhận.[14][15]Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một phương án phân chia cho Lãnh thổ ủy trị Palestine. Phương án này phân chia lãnh thổ ủy trị Palestine thành 2 nhà nước, một của người Ả Rập và một của người Do Thái, trong khi khu vực Jerusalem nằm dưới quyền quản lý của Liên Hiệp Quốc dưới một chính thể quốc tế.[16][17] Thời điểm kết thúc quyền quản lý ủy trị của Anh đối với Palestine được định vào nửa đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948. Đến ngày đó, một thủ lĩnh Do Thái là David Ben-Gurion tuyên bố "thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz Israel, được biết đến với tên gọi Nhà nước Israel", thể chế sẽ bắt đầu hoạt động khi kết thúc sự quản lý ủy trị.[18][19][20] Biên giới của nhà nước mới không được xác định trong tuyên bố.[17][21] Quân đội các quốc gia Ả Rập lân cận xâm chiếm cựu lãnh thổ do Anh quản lý ủy trị vào ngày sau đó và chiến đấu với lực lượng Israel.[22][23] Kể từ đó, Israel chiến đấu trong một số cuộc chiến với các quốc gia Ả Rập lân cận,[24] trong quá trình đó Israel chiếm đóng Bờ Tây, bán đảo Sinai (1956–57, 1967–82), bộ phận của miền nam Liban (1982–2000), Dải Gaza (1967–2005; vẫn bị xem là chiếm đóng sau 2005) và Cao nguyên Golan. Israel mở rộng pháp luật của mình đến Cao nguyên Golan và Đông Jerusalem, song không đến Bờ Tây.[25][26][27][28] Các nỗ lực nhằm giải quyết xung đột Israel–Palestine không đạt được kết quả là hòa bình. Tuy nhiên, các hiệp ước hòa bình giữa Israel với Ai Cập và Jordan được ký kết thành công. Sự chiếm đóng của Israel tại Dải Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem là hành động chiếm đóng quân sự dài nhất trong lịch sử hiện đại.[29]Theo xác định của Cục Thống kê Trung ương Israel, dân số Israel vào năm 2017 ước đạt 8.747.080 người.[4] Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới mà người Do Thái chiếm đa số, với 6.388.800 hay 74,8% công dân được chỉ định là người Do Thái. Nhóm công dân lớn thứ nhì trong nước là người Ả Rập, có số lượng là 1.775.400 người (bao gồm người Druze và hầu hết người Ả Rập Đông Jerusalem).[2] Đại đa số người Ả Rập Israel theo phái Hồi giáo Sunni, bao gồm một lượng đáng kể người Negev Bedouin bán du cư; còn lại là các tín đồ Cơ Đốc giáo và Druze cùng các nhóm khác. Israel còn có một lượng cư dân đáng kể là các công nhân ngoại quốc, và những người tị nạn từ châu Phi và châu Á không có quyền công dân,[30] trong đó có những người nhập cư bất hợp pháp từ châu Phi.Theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một nhà nước Do Thái và dân chủ.[31] Israel có thể chế dân chủ đại nghị[32] có một hệ thống nghị viện, đại diện tỷ lệ và phổ thông đầu phiếu.[33][34] Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và Knesset đóng vai trò cơ quan lập pháp. Israel là một quốc gia phát triển và là một thành viên của OECD,[35] có nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới theo GDP danh nghĩa tính đến năm 2016[cập nhật]. Quốc gia này hưởng lợi từ lực lượng lao động có kỹ năng cao, và nằm trong số các quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới với tỷ lệ công dân có bằng bậc đại học vào hàng đầu.[36][37] Israel có tiêu chuẩn sinh hoạt cao nhất tại Trung Đông, và đứng thứ tư tại châu Á,[38][39][40] và nằm trong các quốc gia có tuổi thọ dự tính cao nhất thế giới.[41]

Israel

Ngôn ngữ chính thức Tiếng Hebrew, Ả Rập
Múi giờ IST (UTC+2); mùa hè: IDT (UTC+3)
Dân số ước lượng (2020) 9.160.620[4] người (hạng 98)
Dân số (2008) 7.412.200[5] người
Sắc tộc Năm 2016:
11 tháng 5 năm 1949 Gia nhập Liên Hiệp Quốc
Thủ đô Jerusalem[1]
32°04′N 34°46′E
/ 22.072) 32°4′B 34°46′Đ / 32,067°B 34,767°Đ / 32.067; 34.767
GDP (danh nghĩa) (2017[6]) Tổng số: 339,99 tỷ USD (hạng 34)
Bình quân đầu người: 39.126 USD (hạng 24)
Lập pháp Knesset
Diện tích 20.770 / 22.072 km² (hạng 150)
Đơn vị tiền tệ Sheqel mới Israel (ILS)
GDP (PPP) (2017[6]) Tổng số: 316,12 tỷ USD
Bình quân đầu người: 36.379
Diện tích nước 2,12 (440 km2 / 170 mi2) %
Thành phố lớn nhất Tel Aviv-Yafo
Mật độ 395 người/km² (hạng 34)
Tôn giáo
HDI (2015) 0,899[7] cao (hạng 19)
14 tháng 5 năm 1948 Tuyên bố
Hệ số Gini (2012) 42,8[8] trung bình (hạng 106)
Tên miền Internet .il
Thủ tướng Benjamin Netanyahu
Tổng thống Reuven Rivlin

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Israel http://www.smh.com.au/news/world/battleground-gaza... http://spaceref.biz/2012/08/futron-releases-2012-s... http://www.cbc.ca/news/reportsfromabroad/parry/200... http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2009/01/2... http://www.answers.com/topic/return-to-zion http://www.army-technology.com/projects/gill http://bahai-library.com/uhj_teaching_in_israel http://www.bloomberg.com/graphics/2015-innovative-... http://bostonherald.com/news_opinion/opinion/edito... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/293947/I...