Brunei
Brunei

Brunei

Quốc gia Brunei Darussalam
(Quốc gia Brunei, nơi của Hòa bình)Brunei (phiên âm tiếng Việt: Bờ-ru-nây), tên chính thức là Nhà nước Brunei Darussalam (tiếng Mã Lai: Negara Brunei Darussalam, chữ Jawi: نڬارا بروني دارالسلام‎), là một quốc gia có chủ quyền nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Ngoại trừ dải bờ biển giáp biển Đông, quốc gia này hoàn toàn bị bang Sarawak của Malaysia bao quanh. Huyện Limbang của bang Sarawak phân chia Brunei thành hai phần. Đây là quốc gia có chủ quyền duy nhất nằm hoàn toàn trên đảo Borneo, MalaysiaIndonesia phân chia phần lãnh thổ còn lại của đảo.Lịch sử chính thức của quốc gia cho rằng Brunei có thể có bắt đầu từ thế kỷ VII, khi nó là một thuộc quốc tên là P'o-li của Đế quốc Srivijaya có trung tâm trên đảo Sumatra. Sau đó, nước này trở thành chư hầu của Đế quốc Majapahit có trung tâm trên đảo Java. Brunei trở thành một vương quốc hồi giáo vào thế kỷ thứ XIV, dưới quyền vị quốc vương (sultan) mới cải sang Hồi giáoMuhammad Shah.Vào thời kỳ đỉnh cao của Vương quốc Brunei, Sultan Bolkiah (trị vì 1485–1528) kiểm soát các khu vực phía bắc của đảo Borneo, bao gồm Sarawak và Sabah ngày nay, cũng như quần đảo Sulu ở ngoài khơi mũi đông bắc của Borneo, Seludong (Manila ngày nay), và các đảo ở ngoài khơi mũi tây bắc của Borneo. Đoàn thám hiểm Magellan của Tây Ban Nha viếng thăm quốc gia hàng hải này vào năm 1521, và Brunei chiến đấu chống lại Tây Ban Nha trong chiến tranh Castille vào năm 1578.Vương quốc Brunei bắt đầu suy sụp; và đến thế kỷ XIX thì Sultan của Brunei nhượng lại Sarawak cho James Brooke để báo ơn người này vì công giúp đỡ dập tắt một cuộc nổi dậy và phong cho Brooke làm rajah; và nhượng lại Sabah cho Công ty Đặc hứa Bắc Borneo của Anh Quốc. Năm 1888, Brunei trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc và một Thống sứ Anh Quốc được bổ nhiệm trong vai trò người quản lý thuộc địa vào năm 1906. Sau khi bị Nhật Bản xâm chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một hiến pháp mới được thảo ra vào năm 1959. Năm 1962, một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chế độ quân chủ bị dập tắt với sự giúp đỡ của người Anh.[4]Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1984. Quốc gia trải qua tăng trưởng kinh tế trong thập niên 1970 và 1990, đạt mức bình quân 56% trong giai đoạn từ 1999 đến 2008, biến đổi Brunei thành một quốc gia công nghiệp hóa mới. Brunei trở nên thịnh vượng nhờ các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên rộng lớn. Brunei có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao thứ hai trong số các quốc gia Đông Nam Á, sau Singapore, và được phân loại là một nước phát triển.[5] Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Brunei xếp hạng thứ năm thế giới về tổng sản phẩm bình quân đầu người theo sức mua tương đương. IMF ước tính vào năm 2011 rằng Brunei là một trong hai quốc gia có nợ công ở mức 0% trong GDP quốc gia. Forbes cũng xếp hạng Brunei là quốc gia giàu thứ năm trong số 182 quốc gia, nhờ vào các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên.[6]

Brunei

Ngôn ngữ chính thức tiếng Mã Lai
Múi giờ UTC+ 8
Lái xe bên trái
GDP (PPP) (2016) Tổng số: 33,376 tỉ USD[2] (hạng 116)
Bình quân đầu người: 80.000 USD[2] (hạng 5)
Ngày thành lập 1 tháng 1 năm 1984
Thái tử Al-Muhtadee Billah
Sắc tộc Năm 2004:
Thủ đô Bandar Seri Begawan
4°55′N 114°55′E
4°55′B 114°55′Đ / 4,917°B 114,917°Đ / 4.917; 114.917
Lập pháp Hội đồng Lập pháp Brunei
Diện tích 5.765 km² (hạng 172)
Đơn vị tiền tệ Đô la Brunei (BND)
Sultan Hassanal Bolkiah
Diện tích nước 8,6 %
Thành phố lớn nhất Bandar Seri Begawan
Mật độ 72,11 người/km² (hạng 134)
Chính phủ Quân chủ chuyên chế Hồi giáo
HDI (2014) 0,856[3] rất cao (hạng 31)
Dân số (2016) 417.256 người
GDP (danh nghĩa) (2016) Tổng số: 13,002 tỉ USD[2] (hạng 111)
Bình quân đầu người: 30.933 USD[2] (hạng 25)
Tên miền Internet .bn
Dân số ước lượng (2018) 442.400[1] người (hạng 175)
Mã điện thoại 673¹