Sông_Đồ_Môn
Sông_Đồ_Môn

Sông_Đồ_Môn

Sông Đồ Môn (giản thể: 图们江; phồn thể: 圖們江; bính âm: Túmen jiāng) hay Sông Đậu Mãn (Hangul: 두만강; Hanja: 豆滿江; Romaja: Duman-gang; Hán-Việt: Đậu Mãn Giang) là một con sông nằm ở Đông Bắc Á, hình thành biên giới tự nhiên giữa 3 quốc gia Trung Quốc, NgaCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sông dài 521 km, bắt nguồn từ núi Bạch Đầu trên dãy núi Trường Bạch (Baekdudaegan) ở bán đảo Triều Tiên (cũng là nơi bắt nguồn của sông Áp Lục) và đổ ra biển Đông Hàn Quốc (biển Nhật Bản).Con sông này nằm giữa Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phần thượng nguồn, và phần 18 km (11 dặm Anh) dưới hạ nguồn nằm giữa Nga và Triều Tiên. Phía hạ nguồn dòng sông, Trung Quốc có một phần lãnh thổ hẹp len lỏi giữa đất Nga và Triều Tiên. Nếu vượt sông tại đoạn này, sẽ đi qua khoảng 1,6 km vùng nước của Triều Tiên, 90 mét vùng nước thuộc Trung Quốc và một vùng nước thuộc Nga trước khi vào bờ[1]. Tên sông có nguồn gốc từ Tumen trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là "mười ngàn". Tên tiếng Nga của dòng sông là Tumannaya, nghĩa đen là sương mù. Phía bờ Trung Quốc là tỉnh Cát Lâm, vùng Mãn Châu. Con sông bị ô nhiễm nặng nề bởi các nhà máy cả hai bờ Trung Quốc và Triều Tiên. Dẫu vậy, nó vẫn là điểm thu hút du khách trong vùng. Ở huyện cấp thị Đồ Môn, Diên Biên, một lối đi dạo bên bờ sông có các nhà hàng nơi du khách có thể nhìn thấy lãnh thổ Bắc Triều Tiên ở bên kia bờ. Năm 1938, người Nhật đã xây dựng cầu sông Đồ Môn, nơi sông Quan gặp sông Đồ Môn, giữa các làng Wonjong (Hunchun) và Quanhe. Các thành phố và thị trấn quan trọng trên sông là HoeryongOnsong ở Bắc Triều Tiên, Đồ Môn và Nam Bình (坪镇, một trấn thuộc thành phố Hòa Long, Diên Biên) ở tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc. Thành phố Diên Cát của Trung Quốc, chỉ cách con sông này 24 km, hiện có tới 30% người nói tiếng Triều Tiên. Năm 1995, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Mông Cổ, Nga, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký ba thỏa thuận để tạo ra Khu vực phát triển kinh tế sông Đồ Môn.

Sông_Đồ_Môn

Cửa sông Biển Nhật Bản (Biển Đông)
Cao độ 0 m (0 ft)
Dài 521 km (324 dặm)