Việt_Nam_Cộng_hòa
Việt_Nam_Cộng_hòa

Việt_Nam_Cộng_hòa

Việt Nam Cộng hòa (viết tắt VNCH, tiếng Pháp: République du Viêt Nam, RVN) (19551975) là một cựu chính thể được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (19491955), với thủ đô là Sài Gòn. Trong các tài liệu nước ngoài, chính phủ này cũng được gọi là "South Vietnam"[lower-alpha 1] (Nam Việt Nam) để chỉ vị trí địa lý của chính thể này kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết và Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự tạm thời.Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa bắt nguồn từ Chiến tranh Đông Dương. Sau Thế chiến II, phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Cuối năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Việt Nam. Năm 1949, bằng một hiệp định với thực dân Pháp, một nhóm chính trị gia chống Cộng đã thành lập Quốc gia Việt Nam với Bảo Đại là Quốc trưởng. Sau khi Pháp thất bại và rút quân về nước năm 1954, Hoa Kỳ thế chỗ Pháp, tiếp tục hậu thuẫn chế độ Quốc gia Việt Nam nhằm ngăn chặn việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản toàn bộ đất nước. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên.[1] Chính phủ này lập tức được Hoa Kỳ công nhận và lần lượt có quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.[2][3] Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát trong một cuộc đảo chính do tướng Dương Văn Minh cầm đầu năm 1963, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967-1975 với một chính quyền quân sự do người Mỹ hậu thuẫn.Sự khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam diễn ra vào năm 1959 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ gọi là Việt Cộng) được thành lập với viện trợ, trang bị từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô, các nước trong Hiệp ước Warsaw, Cộng hòa Nhân dân Trung HoaCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Cuộc chiến Việt Nam leo thang về quy mô khi các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trực tiếp tham chiến vào năm 1965, tiếp theo là các đơn vị bộ binh Hoa Kỳ để bổ sung cho đội ngũ cố vấn quân sự hướng dẫn những lực lượng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một chiến dịch ném bom thường xuyên ở miền Bắc Việt Nam đã được các phi đội không quân Hoa Kỳ thực hiện từ các tàu sân bay của Hoa Kỳ từ năm 1966 và 1967. Chiến tranh Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm trong sự kiện Tết Mậu Thân tháng 2 năm 1968, khi có hơn 600.000 lính Mỹ và đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan) cùng 600.000 lính Việt Nam Cộng hòa tham chiến ở miền Nam Việt Nam, cùng với hải quân và không quân Hoa Kỳ bắn phá miền Bắc Việt Nam.Sau một thời gian đình chiến với Hiệp định Paris ký tháng 1 năm 1973, chiến tranh Việt Nam tiếp tục cho đến khi quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam tiến vào Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, tiếp sau đó là việc thống nhất hai miền đất nước vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 lập ra nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việt_Nam_Cộng_hòa

• 1967–1975 Nguyễn Văn Thiệu
Quốc trưởng  
• Chấm dứt tồn tại 30 tháng 4 năm 1975
Thủ đôvà thành phố lớn nhất Sài Gòn
10°48′B 106°39′Đ / 10,8°B 106,65°Đ / 10.800; 106.650Tọa độ: 10°48′B 106°39′Đ / 10,8°B 106,65°Đ / 10.800; 106.650
Hiện nay là một phần của  Việt Nam
• Ngôn ngữ quốc gia được công nhận Tiếng Pháp
Chính phủ
Tôn giáo chính Vô thần, Phật giáo, Công giáo
• Trưng cầu dân ý 26 tháng 10 năm 1955
Tên dân cư Người miền Nam
• 1965–1967 Nguyễn Văn Thiệu (Chủ tịch)
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Việt
• 1964 Nguyễn Khánh
Đơn vị tiền tệ Đồng
• Đảo chính năm 1963 1 tháng 11 năm 1963
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh Việt Nam
• Thượng viện Thượng viện
• 1964–1965 Phan Khắc Sửu
• Hiệp định Paris 27 tháng 1 năm 1973
• Hạ viện Hạ viện
• 1963–1964 Dương Văn Minh
Giao thông bên phải
• 1975 Dương Văn Minh
• 1955–1963 Ngô Đình Diệm
Múi giờ UTC+8 (Giờ chuẩn Sài Gòn (SST))
Lập pháp Quốc hội
• 1973 19.370.000
Tổng thống  

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_Nam_Cộng_hòa http://74.125.153.132/search?q=cache:a_Vftqk5on4J:... http://www.bbc.com/vietnamese/specials/170_viet_st... http://books.google.com/books?id=Ty7NAG1Jl-8C&pg=P... http://huongduongtxd.com/offshoreoilexploration.pd... http://www.mobility-consultant.com/fileadmin/pdf/a... http://quangduc.com/lichsu/13nienbieupgvn3.html http://www.rsssf.com/tablesz/zviet-intres.html http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45949919.htm... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent...