Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa
Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa

Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Nôm: 越南民主共和, thường được viết tắt là VNDCCH hay DRV) hay Bắc Việt Nam[lower-alpha 2] (chữ Nôm: 北越南) theo tên quốc tế là một nhà nướcĐông Nam Á, được Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 với thủ đô là Hà Nội. Với Tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành nhà nước có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam[7][8], được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua mặc dù một số vùng lãnh thổ sau đó bị các lực lượng ngoại quốc và nhà nước khác quản lý về hành chính trên thực tế. Cuối Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, lãnh thổ Việt Nam bị chia làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời theo Hiệp định Genève. Từ năm 19541976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước độc lập theo chủ nghĩa xã hội. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam từ chỗ là thuộc địa của Pháp đã trở thành một chính phủ bù nhìn của Nhật Bản sau khi Pháp đầu hàng và trao toàn bộ Đông Dương cho Phát xít Nhật Bản vào tháng 3 năm 1945. Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, bao gồm cả Việt MinhViệt NamCách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập tại Hà Nội, chính quyền lâm thời được thiết lập trên toàn bộ đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo Việt Minh, trở thành người đứng đầu chính phủ mới và đã ngay lập tức lên kế hoạch tổ chức cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc để Việt Nam có chính phủnhà nước chính danh. Ngay sau khi Pháp quay lại Việt Nam với sự hỗ trợ của Anh và Mỹ, thì Kháng chiến chống Pháp đã nổ ra vào năm 1946. Sau 9 năm chiến tranh, năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi, Hiệp định Genève được ký kết giữa các bên tham chiến, Việt Nam tạm thời bị chia làm 2 vùng tập kết tạm thời, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Lực lượng quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập kết về miền Bắc Việt Nam, trong khi đó, Quân đội PhápQuân đội Quốc gia Việt Nam (thuộc Liên hiệp Pháp) tập kết về miền Nam Việt Nam, quân Pháp sẽ rút hết khỏi Việt Nam sau 2 năm.Hiệp định Genève xác định cuộc tổng tuyển cử thống nhất lãnh thổ Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 1956. Người Pháp chấp nhận đề nghị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[9], là cuộc tổng tuyển cử thống nhất sẽ được đặt dưới sự giám sát của các ủy ban tại chỗ[10]. Hoa Kỳ không công nhận Hiệp định Genève, đồng thời thực hiện "Kế hoạch can thiệp" nhằm trợ giúp cho Quốc gia Việt Nam (sau đó là Việt Nam Cộng hòa) từ chối thi hành tuyển cử[11]. Năm 1955, cuộc trưng cầu dân ý đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, sau đó Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam do Ngô Đình Diệm là Tổng thống. Đến hạn năm 1956, Ngô Đình Diệm tuyên bố từ chối thi hành tuyển cử, và cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam đã không thể diễn ra, khiến lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt.Trong Chiến tranh Việt Nam (1955–1975), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sự hỗ trợ của các đồng minh ở phe Xã hội chủ nghĩa gồm Liên XôTrung Quốc đã chiến đấu chống lại quân đội của Hoa Kỳ và các đồng minh (Việt Nam Cộng hòa, Australia, Hàn Quốc, Philippines, Thái LanNew Zealand). Ở thời điểm cao trào của cuộc chiến, Hoa Kỳ huy động tới 600.000 quân chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Đây là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2, kéo dài 21 năm. Năm 1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (chính phủ do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam thành lập) và được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận là chủ thể có chủ quyền pháp lý tại miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam xem mình là đại diện của nhân dân miền Nam trong cuộc chiến chống Mỹ, và không từ chối sự thống nhất chủ quyền trên cả nước. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi hoàn toàn của lực lượng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1975. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là đại diện của hai nửa Việt Nam về mặt quản lý hành chính (miền Bắcmiền Nam) đã thống nhất về mặt Nhà nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử vào năm 1976.

Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa

• Giải thể (thống nhất với Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) thông qua Tổng tuyển cử 1976 2 tháng 7 năm 1976
Tổng Bí thư thứ nhất  
• Được công nhận bởi Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác 1950
Thủ đôvà thành phố lớn nhất Hà Nội
21°01′42″B 105°51′15″Đ / 21,02833°B 105,85417°Đ / 21.02833; 105.85417Tọa độ: 21°01′42″B 105°51′15″Đ / 21,02833°B 105,85417°Đ / 21.02833; 105.85417
• Tổ chức Tổng tuyển cử toàn quốc 6 tháng 1 năm 1946
• Ký Hiệp định Paris 1973
Tôn giáo chính Tín ngưỡng hoặc Không tôn giáo, Phật giáo, Công giáo Roma, Nho giáo, Đạo giáo
Chính phủ Nhất thể Marx–Lenin đa đảng cộng hòa xã hội chủ nghĩa
• Toàn quốc kháng chiến chống lại sự tái xâm lược của Thực dân Pháp 19 tháng 12 năm 1946
• 1969–1975 Tôn Đức Thắng
Tên dân cư Người miền Bắc
Văn tự chính thức Chữ Quốc ngữ, Chữ Nôm[lower-alpha 1]
• 1945–1969 Hồ Chí Minh
• Chiến thắng Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 1954
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Việt
• 1955–1975 Phạm Văn Đồng
Thủ tướng  
Đơn vị tiền tệ Đồng
• 1954–1976 157.881 km2
(60.958 mi2)
Thời kỳ Chiến tranh lạnh
• 1945–1954 25.000.000
• 1956–1960 Hồ Chí Minh
• 1945–1955 Hồ Chí Minh
Chủ tịch nước  
• 1945–1956 Trường Chinh
• Tuyên bố độc lập (từ Nhật) 2 tháng 9 năm 1945

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://HistoryNet.com http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=... http://www.thirdworldtraveler.com/Insurgency_Revol... http://www.ucpressjournals.com/journal.asp?jIssn=1... http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-67554/ http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-ind...