Châu_Á
Châu_Á

Châu_Á

Châu Á (chữ Hi Lạp cổ đại gốc: Ασία, chữ La-tinh: Asia) nằm ở bán cầu Bắc, có diện tích lớn nhất trong các châu lục thế giới. Thiên nhiên của châu Á rất đa dạng. Nó che trùm 8,7% tổng diện tích Trái Đất (hoặc chiếm 29,4% tổng diện tích lục địa).Tuyệt đại bộ phận khu vực châu Á ở vào Bắc Bán cầuĐông Bán cầu. Đường phân giới châu Á và châu Phisông đào Suez. Sông đào Suez về phía đông là châu Á. Đường phân giới châu Á và châu Âumạch núi Ural, sông Ural, Biển Cát-xpi, mạch núi Đại Cáp-ca, eo biển Thổ Nhĩ Kì, biển Địa Trung HảiBiển Đen. Mạch núi Ural về phía đông cùng với mạch núi Đại Cáp-ca, Biển Cát-xpiBiển Đen về phía nam làm thành châu Á.[4] Bốn điểm cực đất liền lớn châu Á là, điểm cực đông là mũi Dezhnev ở eo biển Bering (66°4′45″B, 169°39′7″T), điểm cực nam là mũi Tanjung Piai ở eo biển Malacca (1°16′B, 103°31′Đ)[5], điểm cực tây là mũi Baba ở biển Aegea (39°27′B, 26°3′Đ), điểm cực bắc là mũi Chelyuskin ở eo biển Vilkitsky (77°44′B, 104°15′Đ).Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Everest (cao nhất thế giới), điểm thấp nhất là sụt lún Biển Chết (thấp nhất thế giới), cao nguyên cao nhất là cao nguyên Thanh Tạng (cao nhất thế giới), dòng sông dài nhất là Trường Giang (dài thứ ba thế giới), hồ lớn nhất là Biển Cát-xpi (lớn nhất thế giới), hồ sâu nhất là hồ Baikal (sâu nhất thế giới), sa mạc lớn nhất là sa mạc Arabi (lớn thứ năm thế giới). Vượt qua kinh độvĩ độ rộng vô cùng, chênh lệch thời gian đông - tây đạt đến từ 11 đến 13 giờ đồng hồ. Vùng đất phía tây và châu Âu nối liền lẫn nhau, hình thành lục địa Âu – Á - khối đất liền lớn nhất trên Trái Đất. Trừ đất liền ra, diện tích đảo lớnđảo cồn của châu Á chừng 2,7 triệu kilômét vuông, chỉ đứng hạng sau châu Bắc Mĩ.Châu Á là chỗ bắt nguồn ba tôn giáo lớn của thế giới Phật giáo, Hồi giáoCơ Đốc giáo. Trong bốn nước xưa có nền văn minh lớn thì có ba nước xưa ở vào châu Á (Ấn Độ, IraqTrung Quốc).Trong các nước châu Á, trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Israelnước phát đạt ra, còn lại cùng là nước đang phát triển, trong đó Trung Quốcnước đang phát triển lớn nhất trên thế giới. Kinh tế mỗi nước đều có sự phát triển nhất định.

Châu_Á

Dân số 4.462.676.731 (2016; thứ nhất)[2]
Lãnh thổ phụ thuộc
Múi giờ UTC+2 to UTC+12
Vùng không thừa nhận
GDP (PPP) 65,44 nghìn tỉ đô-la Mĩ (2019; thứ nhất)[3]
GDP (danh nghĩa) 31,58 nghìn tỉ đô-la Mĩ (2019; thứ nhất)[3]
Mật độ dân số 100/km2 (260/sq mi)
Diện tích 44.579.000 km2 (17.212.000 dặm vuông Anh)  (thứ nhất)[1]
Ngôn ngữ Danh sách ngôn ngữ
Thành phố lớn nhất
Quốc gia 49 thành viên Liên hợp quốc,
1 quan sát viên, 5 Nhà nước khác
Tên gọi dân cư Người Châu Á
Tên miền Internet .asia
GDP bình quân đầu người 7.350 đô la Mĩ (2019; thứ năm)[3]
Mã UN M.49 142 – Asia
001World

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu_Á http://www.britannica.com/EBchecked/topic/38479 http://www.iskandarproject.com/flagshipc.html http://worldpopulationreview.com/continents/asia-p... http://www.asia-zone.de/ http://www.lib.utexas.edu/maps/asia.html http://www.stat.go.jp/english/info/meetings/cambod... http://www.21page.net/world_geography/aisa.asp http://www.21page.net/world_geography/index.asp http://www.freeworldmaps.net/asia/index.html http://www.un.org/esa/population/publications/sixb...