Chiến_dịch_Praha
Chiến_dịch_Praha

Chiến_dịch_Praha

Đồng Minh:
Liên Xô
România
Tiệp Khắc
Ba LanPhe Trục:
Đức
Hungary
SlovakBiển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Chiến dịch Praha là chiến dịch lớn cuối cùng của Quân đội Liên Xô và các đồng minh tại châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Diễn ra từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 5 năm 1945, đây là một trong số ít các chiến dịch tấn công chiến lược có thời gian ngắn nhất trên mặt trận Xô-Đức. Tham gia chiến dịch có ba Phương diện quân Liên Xô cùng với hai tập đoàn quân Romania, một tập đoàn quân Ba Lan và một quân đoàn Tiệp Khắc với 180 sư đoàn có tổng quân số lên đến gần 2.100.000 người. Đối diện với khối quân khổng lồ này là hơn 900.000 quân Đức và các đơn vị Quân giải phóng Nga (ROA) từ các hướng bị thua trận rút về Tiệp Khắc.[3]Sau bốn ngày tấn công liên tục, Phương diện quân Ukraina 1 đã giải phóng thủ đô Praha của Tiệp Khắc, phối hợp với Phương diện quân Ukraina 2Phương diện quân Ukraina 4 vây chặt Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại phía Đông Praha. Sau ba ngày giao chiến, Cụm tập đoàn quân này hạ vũ khí đầu hàng quân đội Liên Xô. Trên biên giới Áo-Tiệp Khắc, Cụm tập đoàn quân Áo (Đức) cũng hạ vũ khí đầu hàng Tập đoàn quân 3 (Hoa Kỳ). Thắng lợi nhanh chóng của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Praha cũng đặt dấu chấm hết cho các đạo quân Nga chiến đấu dưới cờ của quân đội Đức Quốc xã, bao gồm Quân đoàn Vlasov, các sư đoàn ROA và các đơn vị SS người Cossack.[4]Trong thời gian diễn ra chiến dịch, những người Tiệp Khắc yêu nước, chống phát xít đã nổi dậy khởi nghĩa tại Praha, làm phá sản kế hoạch biến Praha thành một Berlin thứ hai của Bộ Tổng tư lệnh tối cao lục quân Đức và chính phủ của đô đốc Karl Dönitz, bảo toàn tương đối nguyên vẹn một số công trình kiến trúc có giá trị lịch sử của thủ đô Praha cổ kính.Kết thúc chiến dịch, quân đội Liên Xô và quân đội Hoa Kỳ đã gặp nhau trên tuyến phân giới České Budějovice - Plzeň - Karlovy Vary. Đây là tuyến giới hạn tấn công được I. V. Stalin, Franklin D. RooseveltWinston Churchill thỏa thuận tại Hội nghị Yalta từ ngày 4 đến 11 tháng 2 năm 1945.[5]

Chiến_dịch_Praha

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian5 - 12 tháng 5 năm 1945
Địa điểm
Kết quảChiến thắng của quân đội Liên Xô
Kết quả Chiến thắng của quân đội Liên Xô
Thời gian 5 - 12 tháng 5 năm 1945
Địa điểm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Praha http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1945W/... http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://www.rozhlas.cz/historie/valka/_zprava/16781... http://www.rozhlas.cz/wwii/osvobozeni/_zprava/kvet... http://www.rozhlas.cz/wwii/rozhlas/_zprava/zvukove... http://www.sds.cz/view.php?cisloclanku=2006050801 http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v...