Chiến_dịch_tấn_công_hữu_ngạn_Dniepr
Chiến_dịch_tấn_công_hữu_ngạn_Dniepr

Chiến_dịch_tấn_công_hữu_ngạn_Dniepr

Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Chiến dịch tấn công hữu ngạn DnieprUkraina (1944), hay còn được gọi là Chiến dịch tấn công Dniepr–Carpath, kéo dài từ ngày 24 tháng 12 năm 1943 đến ngày 14 tháng 4 năm 1944, là một chiến dịch tấn công chiến lược do các Phương diện quân Ukraina 1, 2, 34 cùng với cánh Nam của Phương diện quân Byelorussia 1 thực hiện, nhằm vào Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức).Chiến dịch này có quy mô lớn không kém Chiến dịch tả ngạn Ukraina. Nước Đức Quốc xã đã huy động tham gia khoảng 1.800.000 quân Đức và quân từ các nước đồng minh của họ. Quân đội Liên Xô cũng đưa đến mặt trận 2.086.000 quân. Với ưu thế chung 1,1/1 về quân số, 1,5/1 về pháo và súng cối, 1,5/1 về máy bay, chỉ thua kém chút ít về xe tăng trong giai đoạn đầu chiến dịch (1/1,1); Quân đội Liên Xô dự định sẽ đẩy quân Đức ra khỏi biên giới quốc gia năm 1941, lấy lại toàn bộ lãnh thổ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết UkrainaCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Moldavia đang bị phát xít Đức chiếm đóng. Trên cánh Bắc, Phương diện quân Ukraina 1 tiến ra biên giới Liên Xô - Ba Lan. Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 2 tiến ra chân núi Carpath, đến biên giới Liên Xô - Slovakia (Tiệp Khắc cũ). Ở hướng Tây Nam, Phương diện quân Ukraina 3 chiếm lại Moldavia, tiến đến biên giới Liên Xô - Romania. Ở cánh cực Nam, Phương diện quân Ukraina 4 dành phần lớn binh lực tiến ra hạ lưu sông Dniestr trên biên giới cũ năm 1939, dành một phần lực lượng phối hợp với Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải tiến hành Chiến dịch giải phóng Krym.[7]Kết thúc chiến dịch, Quân đội Liên Xô đã thu hồi phần lớn lãnh thổ Ukraina và Moldavia, tiến ra các khu vực biên giới với Ba Lan, SlovakiaRomânia, tiêu diệt 18 sư đoàn và đánh thiệt hại nặng (tức tiêu diệt hơn 50% quân số) 68 sư đoàn Đức và Romania.[3]. Ở phía Nam, các Tập đoàn quân cận vệ 2 và 51 (Phương diện quân Ukraina 4) đã phối hợp với Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải bao vây và tiêu diệt phần lớn Tập đoàn quân 17 Đức) tại Krym, giải phóng hoàn toàn bán đảo này.Kết quả trực tiếp của chiến dịch không chỉ đem lại cho quân đội Đức Quốc xã những thiệt hại về người và vật chất mà quan trọng hơn là việc Đức Quốc xã đã mất nốt những vùng công nghiệp quan trọng cuối cùng ở Ukraina, mất các hầu hết các bến cảng lớn trên Biển Đen mà họ chiếm được ở Ukraina như Odessa, Nikolayev, Sevastopol. Vùng dầu mỏ Ploieşti, nơi sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của nước Đức Quốc xã (sau vùng Tây Bắc Hungary) bị đe dọa. Về quân sự, Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức) bị cắt làm đôi. Cánh Bắc chuyển thành Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina, cánh Nam chuyển thành Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina. Trong thế phòng ngự và bị chia cắt ở hậu tuyến bởi dãy núi Carpath, hai cụm tập đoàn quân này rất khó chi viện cho nhau bằng đường bộ.[8]Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr không những đã đưa chiến tranh đến gần biên giới các nước đồng minh của nước Đức Quốc xã mà còn đe dọa Quân đội Đức ở hướng trung tâm, hướng tiếp cận gần nhất với nước Đức Quốc xã. Do cánh phải của Phương diện quân Ukraina 1 và cánh trái của Phương diện quân Byelorussia 1 đã tiến ra biên giới với Ba Lan, sườn phải của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) bị hở một đoạn rất dài dọc theo đầm lầy Pripiat đến phía Đông Kovel, tạo thành cái gọi là "ban công Byelorussia" mà chẳng bao lâu sau, sẽ trở thành chiến trường chính của mặt trận Xô-Đức trong các hoạt động quân sự mùa hè 1944 giữa Quân đội Liên Xô và Quân đội Đức Quốc xã.[8]Ở phía Nam, khi các phương diện quân Ukraina 3 và 4 tiến đến gần biên giới Romania, một đồng minh quan trọng của nước Đức Quốc xã ở Đông Âu, nguy cơ thất thủ đã đe dọa không những đối với Các cụm tập đoàn quân "E", "F" và Cụm quân Lore của nước Đức Quốc xã (đóng tại BalkanHy Lạp) mà còn đặt nước Đức Quốc xã trước nguy cơ khan hiếm nhiên liệu trầm trọng một khi vùng khai thác dầu mỏ ở Ploieşti bị mất. Thiếu xăng dầu, dòng "máu" chủ yếu nuôi sống các quân đoàn xe tăng và các sư đoàn không quân, tiềm lực quân sự của nước Đức Quốc xã sẽ suy giảm nghiêm trọng. Những tác động của chiến dịch đến tình hình chính trị ở Romania nói riêng và các nước thân Đức Quốc xã ở vùng Balkan và Trung Âu cũng rất lớn. Nội bộ Romania chia rẽ. Những người cộng sản Nam Tư và Bulgaria đẩy mạnh chiến tranh du kích. Còn Hungary thì lo bị mất vùng Bắc Transilvania về tay Romania do Ion Antonesco đặt điều kiện với nước Đức trả vùng này cho Romania thì họ mới tiếp tục đứng về phía Đức.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_hữu_ngạn_Dniepr http://books.google.com/books?id=33g3ujB6mAoC&dq=r... http://books.google.com/books?id=6UaU6ZLqK4UC&dq=R... http://books.google.com/books?id=Biy-5FvnEUAC http://books.google.com/books?id=DX5rHgAACAAJ&dq=r... http://books.google.com/books?id=JBQOAAAACAAJ&dq=S... http://books.google.com/books?id=KSld2jCQpwkC http://books.google.com/books?id=O2zpAAAACAAJ&dq=W... http://books.google.com/books?id=QQgbAAAAIAAJ&q=ru... http://books.google.com/books?id=X49RqlegjboC&ei=h... http://books.google.com/books?id=_dAWAQAAIAAJ