Chiến_dịch_Krym_(1944)
Chiến_dịch_Krym_(1944)

Chiến_dịch_Krym_(1944)

Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Chiến dịch Krym hay theo cách gọi của người Đức là Trận bán đảo Krym, là một loạt các cuộc tấn công của Hồng Quân Liên Xô nhằm vào quân đội Đức để giải phóng Krym - một bán đảo thuộc Liên bang Xô Viết. Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 12 tháng 5 năm 1944, Phương diện quân Ukraina 4, Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải và Hạm đội Biển Đen thuộc Hồng Quân Liên Xô đã tấn công và đánh tan Tập đoàn quân 17 thuộc Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) cùng một số sư đoàn România, đồng minh của Đức Quốc xã.Chiến dịch được diễn ra theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 4, Phương diện quân Ukraina 4 đột phá vào tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân 17 tại eo đất Perekop và vịnh lầy Sivash. Đồng thời, Tập đoàn quân độc lập Duyên hải (đã đổ bộ lên Kerch - Eltigen từ tháng 12 năm 1943) mở cuộc tấn công vào tuyến phòng thủ của Quân đoàn bộ binh 5 (Đức) tại Adzhiban (???) và Lũy Thổ Nhĩ Kỳ. Kết thúc giai đoạn 1, Phương diện quân Ukraina 4 giải phóng phần Bắc bán đảo Krym. Tập đoàn quân độc lập Duyên hải đánh chiếm Feodosiya, Vladislavovka và Ak Monai (Kamyanske), tiến ra hội quân với Phương diện quân Ukraina 4 ở Krasubazar (???).[5] Sau khi hợp nhất lực lượng, Phương diện quân Ukraina 4 và Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải tiếp tục tiến đánh Simferopol, trung tâm bán đảo Krym và Eupatoria, hải cảng phía Bắc Sevastopol. Giai đoạn 2 từ ngày 14 tháng 4 đến 9 tháng 5, các tập đoàn quân Liên Xô đánh tan các cụm phòng ngự của quân Đức tại Simferopol, Eupatoria và bao vây Sevastopol. Giai đoạn 3 từ ngày 5 đến 12 tháng 5, Quân đội Liên Xô tiêu diệt cụm quân Đức - Romania phòng thủ Sevastopol, giải phóng thành phố. Các đội du kích Liên Xô hoạt động tại Krym đã giúp đỡ quân chủ lực Liên Xô bảo vệ những mục tiêu quan trọng tránh khỏi sự phá hoại của quân đội Đức Quốc xã.[6] Lấy lại được bán đảo Krym, Quân đội Liên Xô gần như hoàn thành việc giải phóng Ukraina. Hải quân Liên Xô thu hồi một quân cảng quan trọng trên Biển Đen.[7]Sau chiến dịch, Tập đoàn quân 17 (Đức) chỉ còn lại bộ khung, được rút khỏi Krym bằng đường không. Sau khi được trang bị lại với quân số hoàn toàn mới, ngày 25 tháng 7, tập đoàn quân này được biên chế cho Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina. Phương diện quân Ukraina 4 được giải thể, bộ khung cán bộ và quân số của nó được chuyển về hướng Trung tâm mặt trận Xô-Đức để thành lập Phương diện quân Byelorussia 2 và tham gia Chiến dịch Bagration. Tại Đông Âu, các đối thủ cũ lại gặp nhau một lần nữa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Krym_(1944) http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://rus-sky.com/history/library/w/w091.htm#_Toc... http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7d... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/gorshkov_sg/07.html http://militera.lib.ru/h/grylev_an/04.html http://militera.lib.ru/h/litvin_smirnov/01.html http://militera.lib.ru/h/litvin_smirnov/04.html http://militera.lib.ru/h/litvin_smirnov/05.html http://militera.lib.ru/memo/russian/avdeev_mv3/04....