Trận_Kiev_(1941)
Trận_Kiev_(1941)

Trận_Kiev_(1941)

Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Mặt trận phía nam
Brody • Bessarabia • Uman • Odessa • Kiev • Kharkov • Krym-Sevastopol • RostovChiến cục mùa hè năm 1941 tại mặt trận Tây Nam Liên Xô mà cuối cùng là Trận Kiev bao gồm một số trận đánh bao vây tiêu diệt lớn trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Barbarossa do quân đội Đức Quốc xã tiến hành trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 30 tháng 9 năm 1941, Cụm tập đoàn quân Nam được sự hỗ trợ từ Cụm tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức quốc xã đã bao vây và loại khỏi vòng chiến đấu những lực lượng cơ bản của Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) đang phòng thủ khu vực Tây Nam mặt trận mà trọng điểm là khu phòng thủ Kiev (Киев). Đây là một trong những chiến quả quân sự lớn nhất của quân đội Đức trong toàn bộ Chiến tranh Xô-Đức cũng như trong lịch sử quân sự thế giới. Kết quả trận đánh là chiến thắng quyết định của Quân đội Đức Quốc xã[1] giúp họ ổn định được mặt trận của Cụm tập đoàn quân Nam để tập trung lực lượng cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm tiến hành chiến dịch "Typhoon" tấn công thẳng vào thủ đô Liên Xô với ý đồ kết thúc sớm cuộc chiến Xô-Đức.Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thảm họa Kiev của Liên Xô được cho là đến từ sự chủ quan quá mức của lãnh tụ Iosif Vissarionovich Stalin[7]. Thất bại của Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Nam không những làm cho Liên Xô bị tổn thất rất lớn về binh lực và phương tiện mà còn khiến họ đánh mất một vùng công nghiệp phát triển, một vùng lúa mì trù phú. Ngoài ra, nguồn dầu mỏ từ Baku cũng bị uy hiếp, đường ra Biển Đen bị cắt đứt làm cho sức mạnh của Hải quân Liên Xô trên Địa Trung Hải bị suy giảm nghiêm trọng. Việc để mất Kiev cũng làm cho các cường quốc ở phương Tây thêm nghi ngờ vào khả năng giữ nước của Quân đội Liên Xô, ảnh hưởng đáng kể đến vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. Mặc dù quân Đức thắng trận cũng phải chịu thiệt hại nặng nề[7], song với việc các Tập đoàn quân Liên Xô đã bị tiêu diệt cùng con đường rộng mở cho quân Đức tiến vào vùng Ukraina, chiến thắng Kiev được xem là một trong những thắng lợi lớn nhất của họ trong Chiến tranh thế giới thứ hai[2].Trận đánh đẫm máu này có thể được xem là trận thắng vinh quang nhất của lãnh tụ Adolf Hitler nói riêng và Đức Quốc xã nói chung trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức, và là thất bại thảm hại nhất của Quân đội Liên Xô thời đó.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Kiev_(1941) http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec41.html http://www.9may.ru/galery/page1/ http://militera.lib.ru/memo/ http://victory.rusarchives.ru/catalogue/ http://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=HP3-9NNz... http://books.google.com.vn/books?id=5GCFUqBRZ-QC&p... http://books.google.com.vn/books?id=7MA-QiI2jM8C&p... http://books.google.com.vn/books?id=HP3-9NNz71sC&p... http://books.google.com.vn/books?id=J8ideJ9KDh0C&p... http://books.google.com.vn/books?id=L_xxOM85bD8C&p...