Chiến_dịch_giải_phóng_Bulgaria
Chiến_dịch_giải_phóng_Bulgaria

Chiến_dịch_giải_phóng_Bulgaria

Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Chiến dịch giải phóng Bulgaria (5 tháng 9 - 15 tháng 9 năm 1944) là một chiến dịch quân sự do Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) dưới sự chỉ huy của nguyên soái Fyodor Ivanovich Tolbukhin tổ chức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích của chiến dịch là đánh bại các lực lượng Đức Quốc xã đóng tại Bulgaria và các lực lượng thân Đức tại quốc gia này. Trong khi quân đội Liên Xô triển khai chiến dịch, ngày 9 tháng 9 năm 1944, tại thủ đô Sofia đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của các lực lượng yêu nước Bulgaria do Đảng Cộng sản Bulgaria dưới sự lãnh đạo của Georgy Dimitrov chủ xướng. Trên chiến trường, quân đội Bulgaria không những không nổ súng chống lại quân đội Liên Xô mà còn mở cửa biên giới cho Hồng quân tiến vào lãnh thổ Bulgaria.[2] Cuộc khởi nghĩa đã làm cho chính quyền thân Đức ở Bulgaria sụp đổ và nước này từ bỏ phe phát xít, chuyển sang phe Đồng Minh. Hai tập đoàn quân Bulgaria đã tham gia các chiến dịch Beograd, Budapest và Viên bên cạnh Quân đội Liên Xô, Quân đội Romania và Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư chiến đấu chống lại quân đội Đức Quốc xã cho đến khi kết thúc chiến tranh.[3]Việc Bulgaria từ bỏ phe Trục đã làm cho hải quân Đức Quốc xã mất nốt những căn cứ và quân cảng cuối cùng trên bờ Biển Đen ở Burgas, Varna và buộc phải rút khỏi Biển Đen. Các tàu nổi Đức đậu tại các cảng này đều bị quân Đức đánh chìm trước khi rút chạy khỏi Bulgaria bằng các tàu ngầm. Chiếm được Bulgaria, Phương diện Ukraina 3 (Liên Xô) đã có một bàn đạp thuận lợi để phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Nam Tư triển khai Chiến dịch giải phóng Nam Tưgiải phóng Beograd, đuổi quân đội Đức Quốc xã ra khỏi khu vực Balkan, hoàn thành các mục tiêu quân sự chính trị tại vùng này.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_giải_phóng_Bulgaria http://rdsc.md.government.bg/BG/About/VoennaIstori... http://www.znam.bg/com/action/showBook?bookID=940&... http://decommunization.org/Communism/Bulgaria/1944... http://militera.lib.ru/h/chernomorskiy_flot/17.htm... http://militera.lib.ru/h/samsonov2/18.html http://militera.lib.ru/memo/other/panchevsky_p/05.... http://militera.lib.ru/memo/russian/anoshin_is/03.... http://militera.lib.ru/memo/russian/anoshin_is/04.... http://militera.lib.ru/memo/russian/berezhkov_vm/0... http://militera.lib.ru/memo/russian/bologov_fp/07....