Chiến_dịch_tấn_công_Beograd
Chiến_dịch_tấn_công_Beograd

Chiến_dịch_tấn_công_Beograd

Alexander LöhrBản mẫu:Mặt trận Nam Tư|-Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Chiến dịch tấn công Beograd là hoạt động quân sự lớn nhất tại Nam Tư trong Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời là một trong các chiến dịch quan trọng nhất tại khu vực Balkan năm 1944. Đây cũng là chiến dịch có sự phối hợp tác chiến lớn nhất giữa Quân đội Liên XôQuân Giải phóng Nhân dân Nam Tư trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư. Đối phó lại với Tập đoàn quân 57, Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 và cánh trái của Tập đoàn quân 46 thuộc Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) cùng các quân đoàn Vô Sản 1, 12 và 14 của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư là Tập đoàn quân Serbia (Đức) gồm các cụm tác chiến cấp quân đoàn "Shnekenburger" và "Stetner" đóng ở Đông Serbia, Cụm tác chiến "Muller" đóng tại khu vực Kragulevac (Kragujevac) - Krucshevac (Krusevac) và Cụm tác chiến "Felber" đóng ở giữa sông Pek và sông Morava, phía Đông Beograd. Đối với quân đội Liên Xô, mục tiêu của chiến dịch là giúp Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư giành lại thủ đô Beograd, mở một hành lang chiến lược ở Đông Serbia để chuyển quân sang Hungary và bảo đảm an toàn phía sau mặt trận Xô-Đức trên hướng Balkan và ngăn chặn quân Đức rút Cụm tập đoàn quân F khỏi Hy Lạp. Đối với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư, chiến dịch có mục tiêu chiếm lại thủ đô Beograd, tạo một bàn đạp tấn công lớn trên hướng Đông Nam Tư để phối hợp với các binh đoàn ở phía Tây Nam Tư bao vây và tiêu diệt cụm quân Bosnia - Herzegovina của liên quân Đức - Ustashi, tiến tới giải phóng hoàn toàn Nam Tư.Chiến dịch gồm hai giai đoạn. Ở giai đoạn tạo thế (từ 28 tháng 9 đến 10 tháng 10 năm 1944), Tập đoàn quân 57 phối hợp với Quân đoàn Vô sản 14 (Nam Tư) mở các trận đánh tại khu vực Vidin - Negotin trên biên giới Nam Tư - Bulgaria, bao vây, tiêu diệt chủ lực của Tập đoàn quân Serbia (Đức) trên khu vực Đông Serbia, tạo một gọng kìm ở phía Nam Beograd. Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 của Tập đoàn quân 46 mở một mũi tấn công trên hướng Vrshad (Vrsac) - Panchevo, tạo một gọng kìm ở phía Bắc Beograd. Trong giai đoạn tổng tấn công (từ 11 tháng 10 đến 20 tháng 10 năm 1944), hai tập đoàn quân Liên Xô và các quân đoàn Vô sản 1 và 14 cùng Quân đoàn xe tăng cận vệ 4 (Liên Xô) sẽ mở cuộc tấn công từ bốn phía vào Beograd, giải phóng thành phố. Sau chiến dịch, Quân đội Liên Xô sẽ di chuyển lên biên giới Hungary - Nam Tư, còn Quân giải phóng nhân dân Nam Tư tiếp tục các chiến dịch giải phóng toàn bộ Nam Tư với sự phối hợp của Quân đội của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria.Kết thúc chiến dịch, liên quân Liên Xô - NOVJ đánh tan 55.000 quân của Tập đoàn quân Serbia (Đức) và một số đơn vị quân ngụy Serbia, quân ngụy Croatia, giải phóng thủ đô Nam Tư và tiến ra tuyến sông Sava. Chỉ khoảng gần 10.000 quân Đức và quân ngụy Nam Tư đóng tại Beograd thoát khỏi thành phố này trong tình trạng hỗn loạn và vô tổ chức. Tướng Willi Schneckenburger, chỉ huy Cụm quân phòng thủ Beograd tử trận ngày 13 tháng 10 năm 1944. Tướng Walter Stettner Ritter von Grabenhofen, chỉ huy Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" (Đức) tử trận ngày 18 tháng 10 năm 1944. Quân đội Liên Xô và quân đội NOVJ đều đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_Beograd http://www.vojska.net/eng/world-war-2/operation/be... http://www.znaci.net/00001/237_4.pdf http://www.znaci.net/00001/245_5.pdf http://militera.lib.ru/h/samsonov2/18.html http://militera.lib.ru/h/sovtankv/12.html http://militera.lib.ru/h/tippelskirch/10.html http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/07.ht... http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/08.ht... http://militera.lib.ru/memo/russian/anoshin_is/05.... http://militera.lib.ru/memo/russian/chheidze/04.ht...