Chiến_dịch_Smolensk_(1943)
Chiến_dịch_Smolensk_(1943)

Chiến_dịch_Smolensk_(1943)

Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Chiến dịch Smolensk (7 tháng 8 năm 1943 – 2 tháng 10 năm 1943) hay còn gọi là Trận Smolensk lần thứ hai là một Chiến dịch tấn công chiến lược của Hồng quân Liên Xô nhằm vào Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của quân đội phát xít Đức, có mật danh Chiến dịch Suvorov. Chiến dịch Smolensk là một phần của Chiến cục hè-thu năm 1943 do Hồng quân Xô Viết phát động tại khu vực Tây Liên Xô. Diễn ra đồng thời với Chiến dịch phản công Hạ Dnepr (24 tháng 8 — 23 tháng 12 năm 1943), chiến dịch Smolensk kéo dài suốt hai tháng, và do Phương diện quân Tây (Tư lệnh: Tướng Vasily Danilovich Sokolovsky) cùng với Phương diện quân Kalinin (Tư lệnh: Tướng Andrei Ivanovich Yeryomenko) và Phương diện quân Bryansk (Tư lệnh: Tướng Markian Mikhailovich Popov thực hiện. Mục tiêu của chiến dịch nhằm đuổi quân phát xít Đức ra khỏi khu vực SmolenskBryansk. Trong đó, thành phố Smolensk đã bị quân Đức chiếm đóng suốt gần hai năm, kể từ sau Trận Smolensk diễn ra vào năm 1941.Mặc dù mật độ phòng thủ của quân Đức ở đây rất dày đặc, Hồng quân Xô Viết đã phá vỡ phòng tuyến của quân Đức ở nhiều nơi và giải phóng một số thành phố quan trọng, trong đó có Smolensk và Roslavl. Thành quả của chiến dịch Smolensk đã giúp Hồng quân có điều kiện và khả năng tính đến một kế hoạch giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Belarus khỏi tay quân Đức. Nhưng, công bằng mà nói, do mật độ phòng thủ của quân Đức khá dày đặc và do quân Đức chống cự rất ác liệt, tiến độ của chiến dịch Smolensk khá chậm. Chiến dịch Smolensk trải qua ba giai đoạn mới hoàn thành được mục tiêu cuối cùng: Giai đoạn 1 từ ngày 7 tháng 8 đến 20 tháng 8; giai đoạn 2 từ 21 tháng 8 đến ngày 6 tháng 9 và giai đoạn 3 từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10.[6]Chiến dịch Smolensk cũng đem lại nhiều ảnh hưởng đến chiến sự diễn ra ở mặt trận Xô-Đức nói chung và miền Nam Liên Xô nói riêng, nhất là đối với chiến dịch phản công Hạ Dnepr. Nó đã "trói chân" một lượng lớn quân Đức ở khu vực miền Trung Liên Xô. Theo ước tính sơ bộ, người Đức đã phải huy động đến 55 sư đoàn để củng cố cho mặt trận ở Smolensk trong khi chính 55 sư đoàn này đáng lẽ phải được điều xuống phía Nam để ngăn quân Liên Xô vượt sông Dnepr. Với việc bị "trục xuất" khỏi Smolensk, sau khi phải rút khỏi chỗ lồi Rzhev - Vyazma, quân Đức tiếp tục mất một bàn đạp quan trọng để có thể tấn công vào thủ đô Moskva - mối lo ngại lâu nay đối với Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô STAVKA.Mặc dù có một kế hoạch riêng nhưng Chiến dịch tấn công Bryansk từ 1 tháng 9 đến 3 tháng 10 năm 1943 cũng có thể được coi là một chiến dịch bộ phận bên cạnh các hoạt động quân sự chính trên hướng Smolensk - Roslavl. Bằng chiến dịch này, Phương diện quân Bryansk không những đã phá vỡ "phòng tuyến Hagen" của Tập đoàn quân 9 (Đức), đánh chiếm trung tâm phòng ngự Bryansk rất mạnh do các quân đoàn bộ binh 35 và xe tăng 46 (Đức) phòng thủ, giải phóng một loạt các thành phố quan trọng từ Krichev đến Novozybkov mà còn hoàn thành nhiệm vụ yểm hộ cho cánh trái của Phương diện quân Tây và cùng với cánh phải của Phương diện quân Trung tâm áp sát Gomen, xiết chặt trận tuyến với hai bên sườn của hai phương diện quân "láng giềng".Chiến dịch Smolensk bao hàm một số chiến dịch tấn công bộ phận sau đây:Qua 6 chiến dịch kể trên, quân đội Liên Xô đã chiếm được một khu vực rộng lớn phía Đông sông Berezina, uy hiếp các trung tâm phòng thủ quan trọng của quân đội Đức Quốc xã tại phía Đông Belarus trên khu vực được gọi là "Ban công Byelorusssya". Nhiều bàn đạp tấn công quan trọng đã bị quân đội Liên Xô đánh chiếm tại các khu vực Mtislav, Dribin, Lyary, Rudnya, trở thành các điểm xuất phát tấn công trên hướng Tây trong Chiến dịch Bagration.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Smolensk_(1943) http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1943W/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1943W/... http://lwp.armiam.com/pictures/lenino1.JPG http://65letpobedy.ax3.net/3.html //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/anischenkov_shurinov/03.h... http://militera.lib.ru/h/grossman/01.html http://militera.lib.ru/h/istomin/01.html http://militera.lib.ru/h/istomin/02.html