Chiến_dịch_Sinyavino_(1942)
Chiến_dịch_Sinyavino_(1942)

Chiến_dịch_Sinyavino_(1942)

Phương diện quân Leningrad
Tổng cộng 190.000 ngườiBiển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Phòng thủ Leningrad (Soltsy • Phòng thủ Luga • Novgorod-Chudovo • Staraya Russa • Demyansk 1941 • Sinyavino lần một)1941 - 1942Strelna-Petergof (Pishmash • Petergof • Strelna) • Sinyavino lần hai • Tikhvin lần một • Tikhvin lần hai • Lyuban • Demyansk 1942 • Chiến dịch Phá băng • Trận đảo Sukho • Ust-Tosno (Trận đổ bộ Ust-Tosno) • Sinyavino lần ba1943Chiến dịch Tia Lửa • Chiến dịch Sao Bắc Cực • Demyansk 1943 • Staraya Russa • Krasny Bor • Mga1944Chiến dịch tấn công Sinyavino là một chiến dịch quân sự xảy ra trong Chiến tranh Xô-Đức, do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã. Mục tiêu của chiến dịch là phá vỡ vòng vây trên bộ của quân Đức đối với thành phố Leningrad và thiết lập một đường tiếp tế trên bộ đối với thành phố này. Cùng lúc đó, phía Đức cũng đang âm thầm chuẩn bị một chiến dịch mang tên là "Ánh sáng phương Bắc" (tiếng Đức: Nordlicht) với mục tiêu đánh chiếm Leningrad và liên kết với quân Phần Lan ở phía Bắc. Để chuẩn bị cho trận đánh hạ gục Leningrad, nhiều đơn vị quân với trang bị nặng đã được chuyển từ phía Nam lên tăng cường cho Cụm Tập đoàn quân Bắc, trong đó có nhiều binh lực vừa mới tham gia trận đánh ở Sevastopol hồi tháng 7 năm 1942. Cả hai phe Đức và Liên Xô đều không biết gì về kế hoạch tấn công của đối phương, vì vậy những gì xảy ra trong trận Sinyavino đều diễn biến theo hướng hoàn toàn khác so với dự kiến của cả hai bên.Trận đánh ở Sinyavino bắt đầu vào ngày 19 tháng 8 khi Phương diện quân Leningrad nổ súng tấn công từ phía Tây; sau đó đến ngày 27 tháng 8 thì Phương diện quân Volkhov cũng bắt đầu khởi binh. Từ ngày 28 trở đi, phía Đức buộc phải tung lực lượng dự trữ vốn dành cho chiến dịch "Ánh sáng phương Bắc" để chặn đứng đòn tấn công của quân đội Liên Xô. Ban đầu, các đợt phản công của quân Đức thất bại, nhưng đà tiến công của phía Liên Xô cũng bị chững lại, và suốt 10 ngày mặt trận lâm vào tình thế cù cưa. Cuối cùng, vào ngày 21 tháng 9, quân Đức sau khi được tăng viện đáng kể đã tung một đợt phản công mạnh vào quân đội Liên Xô, và sau 5 ngày chiến đấu dữ dội đã cắt đứt và bao vây một khối quân lớn của phương diện quân Volkhov.[5] Cho đến ngày 10 tháng 10, quân đội Liên Xô bị đẩy lui về tuyến xuất phát, tuy nhiên số quân Liên Xô bị vây vẫn tiếp tục kháng cự kiên cường cho đến ngày 15 tháng 10.Kết quả cho thấy đợt tấn công của quân đội Liên Xô đã hoàn toàn thất bại, tuy nhiên quân Đức cũng chịu thiệt hại quá nặng đến mức họ phải chuyển sang thế phòng ngự và không thể tấn công Leningrad như dự kiến. Vào tháng 11 năm 1942, một phần binh lực của Cụm Tập đoàn quân Bắc bị điều xuống phía Nam để chiến đấu ở Stalingrad và vì vậy, trước tình hình thiếu hụt binh lực, kế hoạch "Ánh sáng phương Bắc" chính thức bị hủy bỏ.[6]

Chiến_dịch_Sinyavino_(1942)

Thời gian 19 tháng 810 tháng 10 năm 1942
Địa điểm Bờ Nam của hồ Ladoga, gần với khu dân cư Sinyavino và thành phố Leningrad của Nga
Kết quả Cuộc tấn công của Liên Xô bị thất bại
Chiến dịch "Ánh sáng Phương Bắc" của Đức cũng bị phá sản
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian19 tháng 810 tháng 10 năm 1942
Địa điểmBờ Nam của hồ Ladoga, gần với khu dân cư Sinyavino và thành phố Leningrad của Nga
Kết quảCuộc tấn công của Liên Xô bị thất bại
Chiến dịch "Ánh sáng Phương Bắc" của Đức cũng bị phá sản