Chiến_dịch_Kavkaz
Chiến_dịch_Kavkaz

Chiến_dịch_Kavkaz

I.V. Tyulenev
Ya. T. Cherevitsenko
I.Ye. Petrov
I.I. Maslennikov
R.Ya. Malinovsky
F.S. Oktyabrskiy
L.A. Vladimirski
Wilhelm List
Ewald von Kleist
Eberhard von Mackensen
Richard Ruoff112.000 người
121 xe tăng,
2.160 pháo và súng cối,
230 máy bay.[1]


Đến ngày 1 tháng 1 năm 1943[2]
hơn 1.000.000 quân,
11.3341 pháo và súng cối,
hơn 1.278 xe tăng,
900 máy bay.[1]
170.000 quân
1.130 xe tăng,
4.500 pháo cối,
khoảng 1.000 máy bay.[1]
Đến ngày 31 tháng 7
còn 700 xe tăng
Tính đến ngày 1
tháng 1 năm 1943

760.400 người,
5.290 pháo và súng cối,
700 xe tăng,
530 máy bay.[2]
Cuối tháng 1 năm 1943
Phần lớn xe tăng còn lại
của Đức rút khỏi Kuban về
phòng thủ tại Ukraina[3]Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Chiến dịch Kavkaz là tên gọi chung cho một chuỗi các hoạt động quân sự tại khu vực Kavkaz diễn ra giữa quân đội Liên Xôquân đội Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức. Chiến dịch gồm hai giai đoạn: giai đoạn quân đội Đức Quốc xã tấn công (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 năm 1942) và giai đoạn quân đội Liên Xô phản công (từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 9 tháng 10 năm 1943).Sau những thành công trong giai đoạn đầu của chiến dịch Blau ở thượng lưu và trung lưu sông Đông, ngày 25 tháng 7 năm 1942, quân đội Đức Quốc xã phát động chiến dịch Hoa nhung tuyết (tiếng Đức: "Operation Edelweiß") với mục tiêu kiểm soát các mỏ dầu tại khu vực Kavkaz, đặc biệt là khu công nghiệp hóa dầu Baku tại Azerbaijan. Trong mùa thu và đầu mùa đông năm 1942, Cụm tập đoàn quân A (Đức) do thống chế Wilhelm List chỉ huy đã lần lượt đánh chiếm các vị trí quan trọng trên thảo nguyên Kuban, đồng bằng sông San, tiến đến sườn phía Bắc của dãy núi Kavkaz.[5] Quân đội Liên Xô tại Kavkaz với hai cụm tác chiến Bắc Kavkaz và Biển Đen ban đầu có quân số và trang bị kém hơn đã tiến hành hàng chục trận đánh phòng thủ để làm tiêu hao sinh lực của Cụm tập đoàn quân A. Đến giữa mùa đông, cánh trái của Cụm tập đoàn quân A (Đức) vẫn không kiểm soát được phần phía Đông của thảo nguyên Kuban và cánh quân chủ lực (Tập đoàn quân xe tăng 1) bị chặn đứng trước khu vực Grozny - Ordzhonikidze (Vladikavkaz); cánh phải của Cụm tập đoàn quân này cũng phải dừng bước trước mạch núi Kavkaz ven Biển Đen. Bị tiêu hao sinh lực, phương tiện và không có biện pháp hiệu quả để vượt qua dãy Kavkaz, đồng thời, những thất bại của Cụm tập đoàn quân B tại Stalingrad và trung lưu sông Đông cũng tạo ra mối đe dọa phía sau lưng cánh quân của Wilhelm List lúc này đã do Adolf Hitler trực tiếp nắm quyền chỉ huy; tháng 12 năm 1942, Cụm tập đoàn quân A buộc phải chuyển sang phòng ngự với tuyến mặt trận kéo dài trên 1.500 km thành một hình cánh cung nhô về hướng biển Caspi.[6]Chiến dịch phản công đầu tiên của quân đội Liên Xô do Phương diện quân Nam thực hiện từ ngày 1 tháng 1, sau 2 ngày, Cụm tác chiến Bắc Kavkaz cũng phản công. Cụm tác chiến Biển Đen dự định phản công ngày 8 tháng 1 năm 1943 nhưng đã phải hoãn lại đến ngày 12 tháng 1 vì các đơn vị chưa tập trung đủ binh lực và phương tiện do thời tiết xấu, trên biển có bão lớn, tàu vận tải không thể cập bờ để đổ quân. Trong khi cuộc phản công của Phương diện quân Nam bị chặn lại ở tuyến sông Manych và Cụm Biển Đen tiến triển chậm thì Cụm Bắc Kavkaz của quân đội Liên Xô đã tiến nhanh qua thảo nguyên về hướng Bataysk, phía Nam Rostov. Tại trung lưu sông Đông, Chiến dịch Sao Thổ do Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) tiến hành đang hướng đòn tấn công về Rostov. Hai mối đe dọa trên buộc Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) phải bỏ thảo nguyên Kuban, nhanh chóng rút về xung quanh Rostov, chia quân đóng giữ các đầu mối giao thông quan trọng dọc con đường chiến lược từ Georgiyevsk đi Rostov. Tập đoàn quân 17 được lệnh chốt chặt sườn Tây Bắc dãy Kavkaz dọc theo Biển Đen.[7]Cuộc phản công của quân đội Liên Xô tại Bắc Kavkaz chỉ mới đạt được mục tiêu trục xuất quân Đức khỏi khu vực này chứ không thể bao vây, tiêu diệt được Cụm tập đoàn quân A (Đức) như ý đồ ban đầu của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô do không đủ lực lượng và phương tiện. Quân đội Đức Quốc xã đã rút được đa số lực lượng khỏi khu vực này để sau đó, nhập vào Cụm tập đoàn quân Sông Đông thành Cụm tập đoàn quân Nam và tiếp tục gây khó khăn cho Các Phương diện quân Voronezh, Tây Nam và Nam (Liên Xô) trong mùa hè năm 1943.[8] Ngoài ra, Quân đoàn bộ binh 14 (từ ngày 13 tháng 2 trực thuộc Tập đoàn quân 17 - Đức) vẫn giữ được căn cứ bàn đạp tại bán đảo Taman. Vì địa bàn này không còn là hướng chủ yếu chiến lược và cánh quân này hầu như bị cô lập nên sau chiến dịch Kavkaz, từ tháng 5 đến cuối tháng 9 năm 1943, các tập đoàn quân 9 và 56 của quân đội Liên Xô phải tiến hành hai chiến dịch mới phá được "Phòng tuyến xanh" của quân Đức và đẩy được Quân đoàn 14 (Đức) khỏi bán đảo Taman về Krym.[9]Chiến dịch Kavkaz đánh dấu thất bại cuối cùng của Kế hoạch Blau nhằm bóp chết quân đội Liên Xô trong tình trạng bị cô lập trên bộ với bên ngoài và lâm vào tình trạng thiếu hụt dầu mỏ. Nó cũng kết thúc luôn những tham vọng của nước Đức Quốc xã trong ý đồ mở một con đường trên bộ để tiến ra Trung Đông và Ấn Độ, đồng thời cũng làm cho Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phải thay đổi thái độ, đi đến hạn chế dần những quan hệ với nước Đức Quốc xã nói riêng và các nước trong phe Trục nói chung. Quân đội Liên Xô không những đã bảo vệ được nguồn dầu mỏ tối quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn đạt được kết quả quan trọng về chính trị. Chiến dịch Kavkaz cũng làm thất bại cả những mưu tính của nước Đức Quốc xã định dựng lên ở khu vực Kavkaz một chế độ li khai thân Đức do cựu trung tướng quân đội Nga hoàng, bá tước Pyotr Nikolayevich Krasnov và cựu trung tướng Bạch vệ Andrei Grigoriyevich Shkuro tự phong là Sultan vùng Krym và Sultan vùng Gəray - Azerbaijan, đứng đầu. Những vương hầu tự phong này đều phải trốn chạy theo đoàn quân Đức đang rút khỏi Kavkaz và đến ngày 9 tháng 5 năm 1945, họ đều bị bắt tại phía Tây Plezen (Tiệp Khắc) và bị Tòa án quân sự Liên Xô xử tử bằng giảo hình ngày 17 tháng 1 năm 1947.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Kavkaz http://www.rg-rb.de/2005/29/sek.shtml http://militera.lib.ru/db/halder/1942_07.html http://militera.lib.ru/db/halder/1942_08.html http://militera.lib.ru/docs/ww2/chrono/1942/1942-0... http://militera.lib.ru/h/badanin_bv/05.html http://militera.lib.ru/h/badanin_bv/10.html http://militera.lib.ru/h/badanin_bv/11.html http://militera.lib.ru/h/badanin_bv/12.html http://militera.lib.ru/h/badanin_bv/index.html http://militera.lib.ru/h/badanin_bv/pre.html