Trận_Smolensk_(1941)
Trận_Smolensk_(1941)

Trận_Smolensk_(1941)


Từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 10 tháng 9: 135,659 thương vong
29,650 chết
100,327 bị thương
5,682 mất tích
214 xe tăngBiển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Mặt trận phía nam
Brody • Bessarabia • Uman • Odessa • Kiev • Kharkov • Krym-Sevastopol • RostovTrận Smolensk là một trận đánh lớn trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc khuôn khổ chiến dịch Barbarossa năm 1941. Đây là một tổ hợp các trận đánh phòng thủ kết hợp với các hoạt động phản kích của quân đội Liên Xô chống lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm và một phần Cụm tập đoàn quân Bắc của quân đội Đức Quốc xã đang tấn công theo hướng trực chỉ Moskva theo Kế hoạch Barbarossa. Trong vòng hai tháng (từ 10 tháng 7 - 10 tháng 9 năm 1941), cuộc chiến ác liệt tiếp tục diễn ra trên một vùng lãnh thổ rộng lớn với mặt trận trải dài kéo từ 600 đến 650 km trên tuyến Idritsa và Velikie Luky ở phía bắc tới Lgov và Novgorod-Seversky ở phía nam; có chiều sâu lên đến 200–250 km từ Polotsk, Vitebsk và Zlobin ở phía tây đến Andreapol, Yartsevo, Yelnya và Trubchevsky ở phía đông.Chiến dịch được phát động bởi các đòn tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng Heinz Guderian chỉ huy và Tập đoàn quân xe tăng 3 do tướng Hermann Hoth chỉ huy thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức Quốc xã. Cuộc tấn công bao gồm hai đòn công kích vu hồi liên tiếp trên khu vực từ Vitebsk-Orsha đến Smolensk nhằm bao vây tiêu diệt một phần binh lực của bốn phương diện quân Liên Xô. Phòng thủ tại tuyến này bao gồm Phương diện quân phía Tây do nguyên soái Semyon Timoshenko chỉ huy, Phương diện quân Dự bị do đại tướng Georgi Zhukov chỉ huy, Phương diện quân Trung tâm do thượng tướng Fyodor Kuznetsov chỉ huy và Phương diện quân Bryansk do trung tướng Andrei Yeremenko chỉ huy.Mặc dù một phần Tập đoàn quân 16, Tập đoàn quân 19 và Tập đoàn quân 20 (Liên Xô) bị bao vây và tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh ở phía Nam Smolensk nhưng một phần lớn lực lượng của các tập đoàn quân 16 và 19 đã rút lui an toàn. Việc "để sổng" một lực lượng lớn quân đội Liên Xô như vậy đã khiến Hitler quyết định từ bỏ chiến thuật bao vây tiêu diệt các lực lượng Hồng quân, thay vào đó quân Đức tập trung vào mục tiêu tấn công các khu vực giàu tiềm năng kinh tế của Liên Xô như các vùng nông nghiệp trù phú ở đồng bằng ven các con sông Đông, Dniepr, Volga; các khu công nghiệp Voronezh, Kharkov, Zaporozhe, Poltava, Krasnohrad, Nikolaev, Krivoi Rog...; nhằm phá hoại nền kinh tế của Liên Xô, hy vọng bằng cách đó làm cho họ suy kiệt và đi đến chỗ sụp đổ.[6]

Trận_Smolensk_(1941)

Thời gian 10 tháng 7 - 10 tháng 9 năm 1941
Địa điểm Khu vực Vitebsk-Smolensk, NgaBelarus, Liên Xô
Kết quả Thắng lợi chiến thuật của Đức
Thắng lợi chiến lược của Liên Xô
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian10 tháng 7 - 10 tháng 9 năm 1941
Địa điểmKhu vực Vitebsk-Smolensk, NgaBelarus, Liên Xô
Kết quảThắng lợi chiến thuật của Đức
Thắng lợi chiến lược của Liên Xô

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Smolensk_(1941) http://www.aeiou.at/aeiou.encyclop.r/r496539.htm http://ww2doc.50megs.com/Issue41/Issue41.html http://www.boardgamegeek.com/game/3041 http://www.onwar.com/articles/9903.htm http://www.fronta.cz/bitva-u-jelni-v-lete-1941 http://www.fronta.cz/smolensk-a-kyjev-1941 http://lexikon-der-wehrmacht.de/Personenregister/L... http://www.lexikon-der-wehrmacht.de/Personenregist... http://www.idiot.vitebsk.net/i40/mart41.htm http://militera.lib.ru/db/bock_f/index.html