Chiến_dịch_Tia_Lửa
Chiến_dịch_Tia_Lửa

Chiến_dịch_Tia_Lửa

Biển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Phòng thủ Leningrad (Soltsy • Phòng thủ Luga • Novgorod-Chudovo • Staraya Russa • Demyansk 1941 • Sinyavino lần một)1941 - 1942Strelna-Petergof (Pishmash • Petergof • Strelna) • Sinyavino lần hai • Tikhvin lần một • Tikhvin lần hai • Lyuban • Demyansk 1942 • Chiến dịch Phá băng • Trận đảo Sukho • Ust-Tosno (Trận đổ bộ Ust-Tosno) • Sinyavino lần ba1943Chiến dịch Tia Lửa • Chiến dịch Sao Bắc Cực • Demyansk 1943 • Staraya Russa • Krasny Bor • Mga1944Chiến dịch Tia Lửa (tiếng Nga: Операция Искра, Operatsia Iskra) là một chiến dịch quân sự diễn ra tại Mặt trận Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội phát xít Đức, diễn ra từ ngày 12 đến ngày 30 tháng 1 năm 1943, ngay sau khi chiến dịch tấn công Sinyavino kết thúc. Nhiệm vụ của chiến dịch là phá vỡ vòng vây của phát xít Đức và thiết lập một "hành lang" tiếp vận bằng đường bộ cho thành phố Leningrad[5] tại khu vực được gọi là "cổ chai" Shlisselburg nằm ở bờ Tây Nam hồ Ladoga. Chiến dịch Tia Lửa là một phần trong giai đoạn tổng tấn công mùa Đông 1941-42 của quân đội Xô Viết.[6]Các lực lượng Hồng quân tham gia chiến dịch này là Phương diện quân Leningradphương diện quân Volkhov cùng với Hạm đội Baltic. Chiến dịch mở màn vào ngày 12 tháng 1 năm 1943 và đến ngày 18, các lực lượng của Phương diện quân Leningrad và Volkhov đã gặp nhau ở khu vực "cổ chai" Shlisselburg và đến ngày 22 tháng 1 thì mặt trận ở đây đã ổn định. Sau chiến dịch Tia Lửa, một hành lang đường bộ bên bờ Tây của hồ Ladoga với chiều rộng chừng 8 kilômét (5,0 mi)–10 kilômét (6,2 mi) đã được nối liền từ Leningrad ra bên ngoài. Một tuyến đường sắt nhanh chóng được xây dựng trên hành lang và điều này đã giúp cung ứng nhu yếu phẩm và lương thực cho Leningrad với hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với con đường tiếp tế băng qua bề mặt đóng băng của hồ Ladoga. Nhờ đó, nguy cơ Leningrad thất thủ và quân Phần Lan hợp binh với quân Đức tại khu vực này cũng đã bị hóa giải phần lớn.[7]Thành công của chiến dịch Tia Lửa đã khiến cho một chiến dịch khác tham vọng hơn mang tên "sao Bắc Cực" (Polyarnaya Zvezda) được thực thi gần 2 tuần sau đó nhằm tống khứ hoàn toàn người Đức khỏi khu vực Leningrad, phá vỡ hoàn toàn sự uy hiếp của quân địch tại thành phố này. Tuy nhiên, chiến dịch này không thu được kết quả gì đáng kể và buộc phải bỏ dở.[8] Trong suốt năm 1943, Hồng quân Liên Xô tiếp tục mở một số đợt tấn công nhưng cũng chỉ giành được một số thắng lợi khiêm tốn, dần dần nới rộng khu vực "cổ chai" Leningrad và giải phóng Sinyavino vào tháng Chín. Leningrad và hành lang bên bờ Tây hồ Ladoga tiếp tục bị quân Đức đánh phá cho đến ngày 27 tháng 1 năm 1944 khi chiến dịch giải phóng tỉnh Leningrad được mở màn.[9]

Chiến_dịch_Tia_Lửa

Thời gian 12 - 30 tháng 1 năm 1943
Địa điểm phía Nam hồ Ladoga, Leningrad
Kết quả Quân đội Liên Xô chiến thắng
Vòng vây đối với Leningrad bị phá vỡ
Thay đổi lãnh thổ Một hành lang trên bộ nối liền Leningrad với nước Nga được thiết lập
Thời gianĐịa điểmKết quảThay đổi lãnh thổ
Thời gian12 - 30 tháng 1 năm 1943
Địa điểmphía Nam hồ Ladoga, Leningrad
Kết quảQuân đội Liên Xô chiến thắng
Vòng vây đối với Leningrad bị phá vỡ
Thay đổi lãnh thổMột hành lang trên bộ nối liền Leningrad với nước Nga được thiết lập