Chiến_dịch_Kharkov_(1941)
Chiến_dịch_Kharkov_(1941)

Chiến_dịch_Kharkov_(1941)

Liên Xô rút khỏi Donbass và sơ tán được hầu hết cơ sở công nghiệp về phía đôngBiển Baltic • Biển Đen •
Bắc Cực (Rösselsprung • Wunderland)Năm 1941Barbarossa (Białystok–Minsk • Baltic • Smolensk lần một • Kiev lần một • Leningrad • Kharkov lần một • Krym-Sevastopol • Moskva) • Phần LanNăm 1942Lyuban • Rzhev-Sychyovka-Vyazma (Rzhev-Vyazma lần một • Sao Mộc • Sao Hỏa)  • Kharkov lần hai • Blau • Kavkaz • Stalingrad • SinyavinoNăm 1943Tia Lửa • Kharkov lần ba • Kursk • Smolensk lần hai • Tả ngạn Dniepr • Kiev lần haiNăm 1944Hữu ngạn Dniepr • Leningrad-Novgorod • Narva • Krym • Karelia • Bagration • Lvov–Sandomierz • Lublin–Brest • Iaşi-Chişinău • Romania • Bulgaria • Baltic • Đông Carpath • Beograd • Debrecen • Petsamo-Kirkenes • BudapestNăm 1945Mặt trận phía nam
Brody • Bessarabia • Uman • Odessa • Kiev • Kharkov • Krym-Sevastopol • RostovChiến dịch Kharkov (1941), theo cách gọi của Wilhelm KeitelTrận Kharkov lần thứ nhất,[6] còn theo lịch sử của Nga là Chiến dịch phòng thủ Sumy-Kharkov, diễn ra từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 29 tháng 10 năm 1941 tại các khu công nghiệp Donbass và trọng điểm là thành phố Kharkov và các vùng phụ cận trong giai đoạn cuối của Chiến dịch Barbarossa[3]. Lực lượng Đức Quốc xã tiến đánh Kharkov gồm 20 sư đoàn và 2 lữ đoàn thuộc các tập đoàn quân dã chiến 6 và 17 của Cụm tập đoàn quân Nam, trong đó có hai lữ đoàn cơ giới Hungary. Quân đội Liên Xô phòng thủ khu vực Tây Nam mặt trận gồm 19 sư đoàn và 4 lữ đoàn thuộc các tập đoàn quân 6, 21, 38 và 40. Trong đó, tập đoàn quân 38 được giao nhiệm vụ chặn quân Đức trước cửa ngõ Kharkov để Liên Xô có thêm thời gian đưa các cơ sở công nghiệp tại khu vực này này di dời về phía đông. Đến ngày 21 tháng 10, toàn bộ cơ sở vật chất của các nhà máy tại Kharkov đã được di dời, lúc đó các chi đội đi trước của tập đoàn quân 6 (Đức) chỉ còn cách đoàn xe lửa chở các máy móc chừng 11 cây số.Tập đoàn quân số 6 (Đức) đã tiến công và bao vây phía bắc của thành phố. Trong khi đó, tập đoàn quân 17 (Đức) hình thành vòng vây tại phía nam của các cứ điểm của quân đội Liên Xô. Cuối cùng thì Kharkov rơi vào tay quân Đức nhưng các cơ sở công nghiệp quan trọng đã được kịp thời được di chuyển khỏi thành phố. Quân đội Đức chiếm được một thành phố gần như trống rỗng.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Kharkov_(1941) http://ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=58 http://web.archive.org/20010317223742/railway.by.r... http://chtz-uraltrac.ru/articles/categories/24.php http://lib.ru/MEMUARY/STARINOW/soldat.txt http://militera.lib.ru/bio/karpov/25.html http://militera.lib.ru/db/halder/1941_11.html http://militera.lib.ru/memo/russian/grechko_aa2/02... http://militera.lib.ru/memo/russian/popel1/05.html http://militera.lib.ru/memo/russian/starinov_ig/31... http://www.silverwings.ru/sec9/pos508