CHXHCNVN

ở ASEAN (lục)  –  [Chú giải]Việt Nam, quốc hiệu chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đôngvịnh Thái Lan.Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Việt Nam cổ đại bắt đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Âu Lạc bị nhà Triệu từ phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN; sau đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập sau chiến thắng của Ngô Quyền trước nhà Nam Hán. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tiếp và trong suốt giai đoạn lịch sử trung đại, quốc gia này tiếp tục giành chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc và dần mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng kết thúc sau chiến thắng trước nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn.Sang đến thời kỳ cận đại, Việt Nam lần lượt trải qua các giai đoạn Pháp thuộcNhật thuộc. Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam – Liên bang Đông Dương bị các cường quốc thắng trận tạo điều kiện cho Pháp thu hồi. Kết thúc Thế chiến 2, Việt Nam trải qua nhiều biến động với sự can thiệp trên danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản của các lực lượng Đồng Minh bao gồm Anh, Pháp (miền Nam), Trung Hoa Dân Quốc (miền Bắc). Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo ra đời khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 sau thành công của Cách mạng Tháng Tám. Chính thể này chống lại Liên hiệp Pháp cùng Quốc gia Việt Nam do Pháp hậu thuẫn trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và giành chiến thắng, tuyên bố độc lập và thống nhất toàn bộ chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên sau Hiệp định Genève (1954), Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ kiểm soát được phần phía Bắc, còn phía Nam do chính quyền Việt Nam Cộng hoà (chuyển hoá từ Quốc gia Việt Nam) kiểm soát và được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Xung đột về vấn đề một Việt Nam chưa được thống nhất toàn vẹn đã dẫn tới Chiến tranh Việt Nam với sự can thiệp của nhiều nước và kết thúc với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cùng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà. Chủ quyền phần phía nam được chính quyền Cộng hoà miền Nam Việt Nam (do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam thành lập) giành lại quyền kiểm soát. Sau đó một năm (1976), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà miền Nam Việt Nam thống nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như hiện nay.Sau khi tái thống nhất, Việt Nam tiếp tục bị cô lập, gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, ngoại giao sau sự sụp đổtan rã của đồng minh Liên Xô cùng Khối phía Đông, các lệnh trừng phạt, cấm vận từ phía Hoa Kỳ,[9] chiến tranh với Campuchia, biên giới giáp Trung Quốc và hậu quả của chính sách kinh tế bao cấp sau nhiều năm duy trì. Năm 1986, Đảng Cộng sản ban hành loạt cải cách đổi mới, qua đó cơ bản chấm dứt, xóa bỏ bao cấp, tạo điều kiện cho Việt Nam hình thành kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng. Cải cách đổi mới kết hợp cùng quy mô dân số lớn đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với những thách thức lớn như tham nhũng[10][11][12], tội phạm gia tăng[13][14][15], ô nhiễm môi trường[16][17][18], phúc lợi xã hội không đầy đủ[19][20] cùng mục tiêu xóa bỏ đói nghèo[21][22][23] vẫn đang được tiếp tục. Ngoài ra, giới bất đồng chính kiến, chính phủ một số nước phương Tây và các tổ chức theo dõi nhân quyền có quan điểm chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam; liên quan đến các vấn đề tôn giáo, kiểm duyệt truyền thông, hạn chế các nhóm ủng hộ nhân quyền cùng các quyền tự do dân sự.[24]

CHXHCNVN

Ngôn ngữ quốc gia[lower-alpha 1] Tiếng Việt
• Hiến pháp đầu tiên 9 tháng 11 năm 1946
• Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
• Cải cách và mở cửa 18 tháng 12 năm 1986
Thành phố lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh
10°48′B 106°39′Đ / 10,8°B 106,65°Đ / 10.800; 106.650
Điện thương dụng 220 V – 50 Hz
• Tuyên bố độc lập 2 tháng 9 năm 1945
Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa một đảng đơn nhất theo chủ nghĩa Marx-Lenin
• Bình quân đầu người 3.498 USD[6] (hạng 115)
Tên dân cư Người Việt
Tôn giáo chính (2019)
• Nhà nước đầu tiên được xác nhận k. 258 TCN
• Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Cách ghi ngày tháng dd.mm.yyyy
Tên miền Internet .vn
• Mặt nước (%) 6,4[5]
Mã ISO 3166 VN
• Gia nhập Liên Hợp Quốc 20 tháng 9 năm 1977
• Mật độ 290/km2
806/mi2
GDP  (PPP) Ước lượng 2020
Đơn vị tiền tệ Đồng (₫) (VND)
Dân số  
Gini? (2018)  35,7[7]
trung bình
• Chia cắt hai miền 21 tháng 7 năm 1954
• Hiến pháp hiện hành 28 tháng 11 năm 2013
• Đất liền 331.212 km2
127.882 mi2
• Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
• Tái thống nhất 2 tháng 7 năm 1976
GDP  (danh nghĩa) Ước lượng 2020
HDI? (2019)  0,704[8]
cao · hạng 117
Sắc tộc (2019)
Thủ đô Hà Nội
21°2′B 105°51′Đ / 21,033°B 105,85°Đ / 21.033; 105.850
• Hiệp định Paris 27 tháng 1 năm 1973
• Tổng cộng 331,212 km2[4] (hạng 68)
128 mi2
Mã điện thoại +84
• Ước lượng 2021 98.096.517 (6-2021) (hạng 15)
Giao thông bên phải
• Thủ tướng Phạm Minh Chính
• Giải phóng miền Nam 30 tháng 4 năm 1975
• Vương triều đầu tiên 939
Múi giờ UTC+07:00 (Giờ Đông Dương)
Lập pháp Quốc hội Việt Nam
Diện tích  
• Tổng số 340.6 tỷ USD[6] (hạng 37)