Khối_Đồng_Minh_thời_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai
Khối_Đồng_Minh_thời_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai

Khối_Đồng_Minh_thời_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai

Đồng Minh, được gọi là Liên Hợp Quốc sau Tuyên ngôn ngày 1 tháng 1 năm 1942, là tên gọi một khối các quốc gia liên kết quân sự với nhau chống lại phe Trục trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Phe Đồng Minh đã thúc đẩy liên minh như một biện pháp kiểm soát sự bành trướng của Đức, Nhật BảnÝ.Khi cuộc chiến bùng nổ ngày 1 tháng 9 năm 1939, quân Đồng Minh lúc đó bao gồm các nước Anh, Pháp, Ba Lan, cũng như các lãnh thổ phụ thuộc của các quốc gia đó, như Ấn Độ thuộc Anh. Một số vùng lãnh thổ tự trị độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh: Úc, Canada, New ZealandNam Phi cũng đã gia nhập phe này vài ngày sau đó. Ngoài ra, Hà Lan, Bỉ, Hy Lạp và Nam Tư đã gia nhập quân Đồng Minh khi nước Đức phát xít bắt đầu tiến hành các chiến dịch xâm chiếm Bắc Âuvùng Balkan. Liên bang Xô viết sau khi kí kết Hiệp ước Molotov – Ribbentrop, đã cùng với Đức tiến hành chiếm đóng Ba Lan, nhưng vẫn trung lập trong cuộc xung đột với phe Đồng Minh, Liên Xô chỉ gia nhập khối này vào tháng 6 năm 1941 khi Đức Quốc xã mở các cuộc tấn công vào nước này. Hoa Kỳ thì cung cấp các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và tiền bạc từ lâu, và chỉ chính thức nhảy vào cuộc chiến vào tháng 12 năm 1941 sau khi Nhật Bản bất ngờ các cuộc oanh tạc các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii. Trước đó, Trung Quốc đã có một cuộc chiến kéo dài với nước Nhật đế quốc kể từ sự kiện Lư Câu Kiều năm 1937, nhưng chỉ chính thức gia nhập Đồng Minh vào năm 1941.Liên minh quân sự này được chính thức hóa bởi bản Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc từ ngày 1 tháng 1 năm 1942. Tuy nhiên, cái tên "Liên Hợp Quốc" hiếm khi được sử dụng để mô tả quân Đồng Minh trong các cuộc chiến tranh. Các nhà lãnh đạo thuộc khối "Tam cường Đồng Minh" lúc đó gồm Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ đã kiểm soát chiến lược phe phái này; trong đó, quan hệ giữa Anh với Mỹ là đặc biệt gần gũi. Tam cường cùng với Trung Quốc được gọi là "người ủy trị của quyền lực thế giới",[1] sau đó được công nhận là "Tứ cự đầu" của phe Đồng Minh trong Tuyên bố Liên Hợp Quốc[2] và sau là "Tứ cảnh sát" của Liên Hiệp Quốc. Sau khi cuộc thế chiến kết thúc, các quốc gia thuộc khối Đồng Minh xưa, nay trở thành nền tảng của tổ chức Liên Hợp Quốc hiện đại.[3]

Khối_Đồng_Minh_thời_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai

• Thành lập Liên Hiệp Quốc 25 tháng 4 – 26 tháng 6 năm 1945
Thời kỳ Thế chiến II
• Hội nghị Tehran 28 tháng 11 – 01 tháng 12 năm 1943
• Hội nghị Bretton Woods 1–15 tháng 7 năm 1944
• Hội nghị Potsdam 17 tháng 7 – 2 tháng 8, 1945
Vị thế Liên minh quân sự
• Hội nghị Yalta 4–11 tháng 2 năm 1945
• Liên minh Anh – Ba Lan 31 tháng 3 năm 1939

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khối_Đồng_Minh_thời_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://avalon.law.yale.edu/wwii/at17.asp http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11726114b http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11726114b http://id.loc.gov/authorities/names/n50064285 http://d-nb.info/gnd/4001297-9 http://isni-url.oclc.nl/isni/0000000119415036 http://ask.bibsys.no/ask/action/result?cmd=&kilde=... //www.worldcat.org/oclc/586670908 https://www.amazon.com/dp/0521618266/