Đế_quốc_Việt_Nam
Đế_quốc_Việt_Nam

Đế_quốc_Việt_Nam

Đế quốc Việt Nam (chữ Hán: 帝國越南; tiếng Nhật: ベトナム帝国, chuyển tự Betonamu Teikoku) là tên chính thức của một chính phủ tồn tại 5 tháng trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945).Sau khi Lục quân Đế quốc Nhật Bản đánh chiếm toàn Đông Dương trong Thế chiến 2, theo kế hoạch của Nhật Bản, triều đình nhà Nguyễn tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre nhằm xóa bỏ triệt để thế lực của Pháp ở Đông Dương. Tháng 3/1945, Hoàng đế Bảo Đại đang đi săn thì bị quân Nhật giữ lại rồi đưa về kinh thành Huế để ký vào bản tuyên cáo độc lập và thành lập chính quyền mới thân phát-xít Nhật tại Việt Nam, với chính phủ do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng[1], còn Bảo Đại được Đế quốc Nhật Bản công nhận là vua của Đế quốc Việt Nam. Tuy có nội các nhưng Đế quốc Việt Nam thực chất vẫn là nền quân chủ chuyên chế mà không phải là nền quân chủ lập hiến như ở Anh, Đế quốc Nhật Bản, Hà Lan... do Đế quốc Việt Nam không có Quốc hội, cũng không có Hiến pháp. Mặt khác, Đế quốc Nhật Bản vẫn nắm quyền chi phối hoạt động của Đế quốc Việt Nam, ngay cả các Bộ trưởng của Đế quốc Việt Nam không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật Bản đồng ý[2].Theo các tài liệu lịch sử của Việt Nam cũng như của nước ngoài, Đế quốc Việt Nam là chính quyền do Đế quốc Nhật Bản dựng lên và không có thực quyền[3][4]. Giới sử gia phương Tây xếp nó chung với các chính phủ bù nhìn do Nhật thành lập tại các nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như Mãn Châu quốc, Chính phủ Uông Tinh Vệ, Mông Cương, Đệ nhị Cộng hòa Philippines...[5] Cùng với sự bại trận của Nhật Bản trong thế chiến, tất cả các chính phủ này đều tự sụp đổ hoặc bị Đồng Minh giải thể trong năm 1945[5]. Chính vua Bảo Đại sau này cũng xác nhận rằng nước Việt Nam chỉ là vật hiến tặng của Pháp cho phát xít Nhật và không có được độc lập thực sự.[6]Tháng 8/1945, khi Nhật Bản sắp sửa bại trận, Bảo Đại đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ, vua nước Anh, Thống chế Trung Hoa và Pháp đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam là chính phủ đại diện của Việt Nam. Tuy nhiên tất cả các bức thư đều không được hồi âm, bởi theo Tuyên bố Cairo, các nước trong khối Đồng Minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế quốc Nhật Bản thành lập tại các lãnh thổ chiếm đóng.Đến 24 tháng 8 năm 1945, trong cao trào của Cách mạng tháng Tám, Hoàng đế Bảo Đại đã quyết định thoái vị[7]. Thủ tướng Đế quốc Việt Nam là Trần Trọng Kim phản đối cách mạng do tư tưởng bảo hoàng, khăng khăng muốn giữ ngai vàng cho triều đình nhà Nguyễn. Nhưng với việc quân Nhật đã đầu hàng, một mình Trần Trọng Kim không làm gì được trước cao trào cách mạng. Theo lời thuật của Phan Anh, Bộ trưởng Bộ Thanh niên của Đế quốc Việt Nam, tất cả thành viên nội các Đế quốc Việt Nam đều không ủng hộ Trần Trọng Kim do nhận thấy lòng dân đã hướng về Việt Minh, họ nhất trí từ chức và ủng hộ Chính phủ mới của Hồ Chí Minh[8]. Chính phủ Đế quốc Việt Nam đến đây tan rã.

Đế_quốc_Việt_Nam

Đơn vị tiền tệ Đồng
Yên
Thời kỳ Thế chiến thứ hai
Hiện nay là một phần của  Việt Nam
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Việt
Tiếng Nhật
Thủ đô Huế
Tôn giáo chính Phật giáo
Thiên Chúa giáo
Cao Đài
Hòa Hảo
Tín ngưỡng truyền thống
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
• Thành lập 11 tháng 3 năm 1945
• Bãi bỏ 23 tháng 8 năm 1945
• 1945 19.000.000
Vị thế Thành viên Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á
Đế quốc
Mã ISO 3166 VN
Thủ tướng  
Hoàng đế  

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Việt_Nam http://nghiencuulichsu.com/2014/05/29/ve-chinh-phu... http://www.vninfos.com/selection/histoire/1945.htm... http://archive.is/OSAak http://hopluu.net/a1586/phia-ben-kia-cuoc-cach-man... http://hopluu.net/a1587/phia-ben-kia-cuoc-cach-man... http://hopluu.net/a1588/phia-ben-kia-cuoc-cach-man... http://hopluu.net/p128a1585/6/phia-ben-kia-cuoc-ca... http://www.vietnamvanhien.net/motcongiobui.pdf http://www.jstor.org/discover/10.2307/2055845?sid=... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TranTrongKi...