Trận_Bạch_Đằng_(938)
Trận_Bạch_Đằng_(938)

Trận_Bạch_Đằng_(938)

Trận Bạch Đằng (Hán tự: 白藤江之战) năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Tĩnh Hải quân (vào thời đó, Việt Nam chưa có quốc hiệu chính thức) do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, người Việt giành thắng lợi nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.[1] Trước sự chiến đấu dũng mãnh của người Việt, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc Việt[1].Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.[1]

Trận_Bạch_Đằng_(938)

Thời gian Năm 938 sau công nguyên
Địa điểm Sông Bạch Đằng nay thuộc Quảng Yên (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng)
Kết quả Tĩnh Hải quân đại thắng, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc.[1]
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gianNăm 938 sau công nguyên
Địa điểmSông Bạch Đằng nay thuộc Quảng Yên (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng)
Kết quảTĩnh Hải quân đại thắng, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc.[1]