Chiến_tranh_Đông_Dương
Chiến_tranh_Đông_Dương

Chiến_tranh_Đông_Dương

Theo Việt Nam: 100.000 (1946)[4]
239.000 (1950)
445.000 (gồm 146.000 quân Âu Phi và 299.000 quân các nước Đông Dương) (1954)[5]166.000 quân chính quy
2.000.000+ du kích (1953)[10] Quân bản xứ ở Đông Dương: 419.000 chết, bị thương, bị bắt hoặc đầu hàng[11]
Theo Việt Minh: Nửa triệu chết và bị thương.
Phá huỷ 435 máy bay, bắn chìm 603 tàu chiếnca nô, phá huỷ 9.283 xe quân sự, thu 255 pháo, 504 xe quân sự và 130.000 súng các loại.[12][13]Chiến tranh Đông Dương hoặc đối với chiến tranh Việt Nam cũng có thể gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là cuộc chiến diễn ra tại 3 nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, LàoCampuchia, giữa 1 bên là quân viễn chinh Pháp cùng các lực lượng đồng minh bản xứ bao gồm lực lượng của Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, trong Liên hiệp Pháp, bên kia là lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) cùng các lực lượng kháng chiến khác của Lào (Pathet Lào) và Campuchia. Cuộc chiến bắt đầu chính thức từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh Toàn quốc kháng chiến và kết thúc chính thức ngày 20 tháng 7 năm 1954 khi Hiệp định Geneva được ký kết. Tuy nhiên xung đột thật sự đã nổ ra từ ngày 13 tháng 9 năm 1945 khi quân Pháp theo chân quân Anh tiến vào miền nam để giải giáp quân Nhật.Đây là giai đoạn đầu tiên trong "Cuộc kháng chiến 30 năm" của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu giành độc lập cho Việt Nam (giai đoạn 2 là cuộc chiến với Hoa Kỳ). Cuộc chiến diễn ra trên khắp Việt Nam và lan ra cả các nước láng giềng Lào và Campuchia, nhưng chiến sự chính diễn ra chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam. Sau 9 năm sa lầy và với thất bại tại trận Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Genève công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.Cuộc chiến tranh này ở Việt Nam còn được gọi là Kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến 9 năm, 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thời 9 năm, Hồi 9 năm. Các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài phần lớn gọi là Chiến tranh Việt-Pháp hoặc Chiến tranh Đông Dương.Sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát lãnh thổ Liên bang Đông Dương (ngày nay là Việt Nam, Lào và Campuchia), Pháp đưa quân trở lại nhằm tái chiếm vùng này. Pháp tham gia cuộc chiến này nhằm buộc lãnh thổ Đông Dương phải tiếp tục nằm trong Liên hiệp Pháp mới được thành lập - theo tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp Charles de Gaulle và được quy định trong Hiến pháp Pháp năm 1946. Động cơ thúc đẩy Pháp tham chiến mang tính chính trị và tâm lý hơn là kinh tế. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để Đông Dương giành độc lập, các quyền lợi và tài sản của thực dân Pháp tại các thuộc địa hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo.[18]Đa số lãnh đạo Pháp cho rằng cuộc chiến này sẽ chỉ có quy mô lớn hơn một chút so với 1 cuộc tái chiếm thuộc địa cổ điển, theo đó quân Pháp chiếm giữ các trung tâm dân cư và mở rộng dần theo kiểu "vết dầu loang" mà họ đã thực hiện rất thành công ở MarocAlgérie. Nhưng trái với dự tính này, mặc dù Pháp chiếm ưu thế quân sự trong thời gian đầu, lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng. Đến cuối cuộc chiến, Pháp đã sa lầy vào 1 cuộc chiến hao người tốn của mà không tìm ra phương cách nào để chiến thắng, trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiểm soát trên 75% lãnh thổ.[18]Trong khi đó, mục tiêu của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là giành độc lập cho dân tộc mình. Cuộc chiến giữa 1 cường quốc trên thế giới và 1 đất nước nghèo nàn lạc hậu đã diễn ra gần như lời Hồ Chí Minh đã nói: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên lãnh thổ của Đế quốc Pháp đã bùng nổ nhiều phong trào đòi độc lập, nhưng thất bại mở màn gây hiệu ứng dây chuyền và thiệt hại lớn nhất cho Pháp là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 nước Liên bang Đông Dương. Thất bại của Pháp đánh dấu việc chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển của các nước thực dân Châu Âu bị sụp đổ tại hàng loạt các thuộc địa trên toàn thế giới.

Chiến_tranh_Đông_Dương

Thời gian 19 tháng 12 năm 194620 tháng 7 năm 1954
Địa điểm Đông Dương thuộc Pháp, chiến trường chính tại Việt Nam
Kết quả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng.
Việt Nam, Lào, Campuchia tách khỏi Liên hiệp Pháp, hoàn toàn độc lập.
Pháp và Quốc gia Việt Nam tập kết về miền Nam. Việt Nam bị phân chia tạm thời tại Vĩ tuyến 17. Sau 2 năm Pháp rút khỏi Việt Nam.
Hoa Kỳ đẩy mạnh việc can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.[1][2]
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian19 tháng 12 năm 194620 tháng 7 năm 1954
Địa điểmĐông Dương thuộc Pháp, chiến trường chính tại Việt Nam
Kết quảViệt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng.
Việt Nam, Lào, Campuchia tách khỏi Liên hiệp Pháp, hoàn toàn độc lập.
Pháp và Quốc gia Việt Nam tập kết về miền Nam. Việt Nam bị phân chia tạm thời tại Vĩ tuyến 17. Sau 2 năm Pháp rút khỏi Việt Nam.
Hoa Kỳ đẩy mạnh việc can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.[1][2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Đông_Dương http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://vietnamese.cri.cn/761/2010/05/05/1s140155_1... http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/09/140902... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/208194 http://www.buttondepress.com/secretstuff/ttu2006/r... http://www.daivietquocdandang.com/lichsudang.htm http://www.globusz.com/ebooks/LuisSilva/00000013.h... http://HistoryNet.com http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=... http://www.lonelyplanet.com/vietnam/history#72289