Chiến_tranh_nhân_dân_giải_phóng_Nam_Tư
Chiến_tranh_nhân_dân_giải_phóng_Nam_Tư

Chiến_tranh_nhân_dân_giải_phóng_Nam_Tư

Alexander Löhr

Dragoljub MihailovichChâu Á và Thái Bình Dương
Trung Quốc • Trung Thái Bình Dương • Đông Nam Á •
Tây Nam Thái Bình Dương • Nhật Bản • Mãn ChâuĐịa Trung Hải và Trung Đông
Adriatic • Bắc Phi • Đông Phi • Địa Trung Hải • Gibraltar • Malta • Balkan • Iraq • Syria-Liban • Bahrain • Palestine • Iran • Ý • Dodecanese • Miền Nam PhápCác mặt trận khác
Đại Tây Dương • Bắc Cực • Châu Mỹ • Tây Phi thuộc Pháp • Ấn Độ Dương • Mặt trận không chiếnCuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư là một bộ phận quan trọng của Mặt trận phía đông trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu. Cuộc chiến bắt đầu từ ngày 4 tháng 7 năm 1941 và kết thúc ngày 25 tháng 5 năm 1945. Ban đầu nó do các đội du kích nhỏ của Đảng Cộng sản Nam Tư, một số lực lượng dân tộc chủ nghĩa Nam Tư tiến hành. Trong quá trình chiến tranh, lực lượng du kích Chetniks đã rời bỏ mục tiêu chống phát xít. bắt tay với quân đội Đức Quốc xã, quân chiếm đóng Ý, quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia và quân Quốc gia Độc lập Croatia (Ustaše) chống lại quân du kích. Giống như cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô, cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư cũng kéo dài và đẫm máu. Tuy nhiên, Quân giải phóng nhân dân Nam Tư ở vào vị thế khó khăn hơn rất nhiều do quân Đức chiếm ưu thế lớn về binh lực, chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về xe tăng, máy bay và vũ khí hạng nặng. Từ năm 1941 đến năm 1943, quân đội Đức Quốc xã đã tổ chức ba cuộc tổng tấn công vào Quân giải phóng nhân dân Nam Tư nhưng không thể tiêu diệt được Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư, Bộ Tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Nam Tư và Tổng tư lệnh Josip Broz Tito. Ngược lại, Quân giải phóng nhân dân Nam Tư càng tiến hành chiến tranh nhân dân, càng phát triển lực lượng, dần dần lập lại được thế cân bằng trên chiến trường vào đầu năm 1944.[5]Cuối năm 1943, quân Đồng Minh Anh, Mỹ đã chiếm được một nửa nước Ý và có nhiều căn cứ không quân tại Ý. Quân đội Ý rút khỏi Nam Tư. Mùa hè năm 1944, quân đội Liên Xô tiến ra biên giới quốc gia ở nhiều nơi và bắt đầu các hoạt động quân sự trợ giúp công cuộc giải phóng khỏi chế độ phát xít của nhân dân các nước Đông Âu và Trung Âu. Không quân chiến lược tầm xa của Liên Xô cũng có một căn cứ trên đảo Vis của Nam Tư trên biển Adriatic. Từ đó, việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, trang thiết bị quân sự, thuốc men, thực phẩm của Liên Xô và các nước đồng minh cho Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư được tiến hành thuận lợi, thường xuyên với khối lượng ngày càng lớn, giúp cho quân đội này ngày càng phát triển lớn mạnh và đẩy quân đội Đức vào thế phòng ngự bị động. Không đánh bại được Quân giải phóng nhân dân Nam Tư, Adolf Hitler lệnh cho tướng Otto Skorzeny huy động lực lượng biệt kích dù SS và quân đổ bộ đường không của Đức tổ chức Chiến dịch "Hiệp sĩ" nhằm bắt sống J. B. Tito và Bộ tham mưu Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư cùng phái đoàn cố vấn quân sự Liên Xô tại Nam Tư do tướng N. V. Korneyev chỉ huy. Sáng 25 tháng 5 năm 1944, hơn 350 biệt kích Đức sử dụng dù và tàu lượn đổ bộ xuống Drvar để vây bắt Thống chế Tito cùng các đồng sự. Tuy nhiên, Tiểu đoàn cảnh vệ Nam Tư và các học viên trường sĩ quan của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã kịp thời phát hiện và chặn đánh biệt kích Đức, bảo vệ cho J. B. Tito và các cộng sự của ông rút lui an toàn. Chiến dịch Hiệp sĩ của quân Đức thất bại.[6]Cuối năm 1944, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư phối hợp với Phương diện quân Ukraina 3 và Quân đội Bulgaria (lúc này đã quay súng chống lại quân đội Đức Quốc xã) mở một loạt chiến dịch quan trọng tại Beograd, Nish, Skople, Sarajevo, Zagreb và Lyubiana, giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Nam Tư và một phần lãnh thổ đông bắc Ý. Được thắng lợi của những người cộng sản Nam Tư cổ vũ, các đội du kích do Đảng Lao động Albania lãnh đạo cũng tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Albania, đánh bại Liên quân Đức-Ý, giải phóng hoàn toàn Albania.[7]Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại làng Poljana diễn ra trận đánh lớn cuối cùng của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư trong Chiến tranh thế giới thứ hai, buộc tàn quân Đức Quốc xã và các lực lượng dân tộc cực đoan thân Đức phải hạ vũ khí đầu hàng. Chiến thắng của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư do Đảng Cộng sản Nam Tư lãnh đạo đã dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư gồm 6 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa thành viên và 2 tỉnh xã hội chủ nghĩa tự trị.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_nhân_dân_giải_phóng_Nam_Tư http://www.bmlv.gv.at/omz/ausgaben/artikel.php?id=... http://www.novosarajevo.ba/stream/press/index.php?... http://www.radiosarajevo.ba/novost/68603/dan-repub... http://komunisti.50webs.com/centartito21.html http://macedonia-history.blogspot.com/2006/10/1941... http://www.feldgrau.com/stats.html http://books.google.com/books?id=R8d2409V9tEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=da6acnbbEpAC&lpg=... http://www.imdb.com/title/tt0085713/ http://www.ingentaconnect.com/content/routledg/rmi...