Dịch_virus_corona_ở_Vũ_Hán_2019–20_theo_quốc_gia_và_vùng_lãnh_thổ

20202021Phong toảBài viết này cung cấp tổng quan chung các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi và tình trạng các khu vực bị ảnh hưởng bởi virus Corona, virus gây bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) và là nguyên nhân gây ra đại dịch đại dịch COVID-19. Các trường hợp nhiễm COVID-19 ở người đầu tiên được xác định tại Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.Các số liệu được trình bày trên trang này dựa trên các trường hợp ca nhiễm và tử vong được báo cáo. Trong khi ở một số các quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ tổng số ca bệnh, tử vong ước tính trên số ca mắc, tử vong được báo cáo là thấp và gần bằng 1 thì ở một số quốc gia khác, tỷ lệ này có thể hơn 10[4] hoặc thậm chí hơn 100.[5] Việc triển khai các phương pháp Giám sát COVID-19 là rất khác nhau.[6]Các ca đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc tháng 12 năm 2019. Tháng 1 năm 2020 ghi nhận các ca ở Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Pháp... sau đó lan ra toàn thế giới. Tính đến 17 tháng 6, 213 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch (4 vùng lãnh thổ thuộc Mỹ được tính vào Mỹ), chỉ có Bắc Triều Tiên, Turkmenistan, 10 nước Nam Thái Bình Dương dân số dưới 1 triệu chưa bị (không kể một số vùng lãnh thổ nhỏ có thể gộp chung với một quốc gia). Đỉnh dịch tại Trung Quốc trung tuần tháng 2 (ngày 12 tháng 2 là 14.108 ca, chết nhiều nhất ngày 23 tháng 2 với 150 ca). Nước bị dịch mạnh tiếp theo là Hàn Quốc, tăng nhanh cuối tháng 2, đỉnh dịch ngày 3 tháng 3 với 851 ca. ItaliaIran tăng nhanh từ giữa tháng 3, đỉnh dịch tại Italia là 21 tháng 3 với 6.557 ca, Iran với 3.186 ca ngày 30 tháng 3. Dịch sau đó lan rộng ra châu Âu, Tây Ban Nha vượt qua Italia thành tâm dịch, đỉnh điểm 26 tháng 3 với 8.271 ca. Từ cuối tháng 3 dịch giảm nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc nhưng lan mạnh ở Mỹ và nhiều nước châu Âu đặc biệt Tây Âu (kể cả các nước nhỏ như San Marino, Andorra). Mỹ từ tháng 4 hầu hết các ngày đều trên 20.000 ca, ngày 4 tháng 4 tới 34.642 ca, ngày 24 tháng 4 với 39.072 ca, ngày 1 tháng 5 với 36.090 ca,... vươn lên đứng đầu thế giới. Tâm dịch ở Mỹ từ Washington chuyển sang New York, New Jersey từ cuối tháng 3 và từ đầu tháng 6 tăng nhanh ở California, Texas, Florida,... Từ trung tuần tháng 5, dịch giảm đáng kể ở hầu hết các nước Tây Âu trừ Anh, nhưng lại lan mạnh ở Nga, và BelarusĐông Âu (Nga ngày 11 tháng 5 đạt đỉnh dịch 11.656 ca), Brasil, sau đó là Peru, Chile, MexicoMỹ Latinh (Brazil ngày 16 tháng 6 có 37.278 ca), Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là Ả Rập Xê Út, QatarTrung Đông (Iran dịch vẫn mạnh), Ấn Độ, Pakistan, sau đó là BangladeshNam Á (Ấn Độ có 13.103 ca ngày 17 tháng 6). Đầu tháng 7 các nước nhiều ca thêm Nam Phi, Colombia, Argentina. Các nước có dịch mới nhất tính đến 17 tháng 6 là Comoros, Tajikistan (từ 30 tháng 4), Lesotho (từ 13 tháng 5). Tính đến 17 tháng 7 có nhiều ngày trên 200.000 ca mới mỗi ngày toàn cầu (các ngày 2,3, từ 7 đến 11, và từ ngày 14 tháng 7), 28 nước / vùng chưa có tử vong, đến 20 tháng 7 Papua New Guinea có ca tử vong đầu tiên tuy nhiên có tài liệu không tính chết vì covid mà chết nguyên nhân khác. Cập nhật ngày 24 tháng Bảy thế giới kỷ lục số ca mới một ngày (gần 290.000 ca / ngày), Mỹ cũng kỷ lục số ca một ngày (hơn 78.000 ca / ngày), và Uganda có người tử vong vì dịch đầu tiên. Ngày 26 tháng 7 Triều Tiên nghi nhiễm ca đầu tiên tuy nhiên sau xác định chưa có dịch. Ngày 29 tháng 7 Papua New Guinea thông báo 2 ca tử vong đầu tiên. Ngày 31 tháng 7 Việt Nam có 2 ca tử vong vì Covid đầu tiên, bệnh nhân 428 và 437, Fiji cũng có ca tử vong đầu tiên. Tính đến cuối tháng 8 tình hình dịch bệnh toàn thế giới vẫn rất nghiêm trọng, tuy số ca mỗi ngày giảm nhẹ ở Mỹ, Brazil, Nam Phi, Chile, Pakistan... nhưng lại tăng đáng kể hay vẫn nghiêm trọng ở nhiều nước khác như Peru, Colombia, Argentina, Pháp, Tây Ban Nha, Iraq, Philippines,... đặc biệt Ấn Độ ngày 30 tháng 8 lập kỷ lục số ca mới một ngày (gần 79.500 ca). Ấn Độ cũng vượt qua Mexico về số tử vong vì dịch. Tính đến 27 tháng 9 tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn rất nghiêm trọng, nhiều ngày trong tháng trên 300.000 ca / ngày và trên 5000 người chết vì dịch / ngày. Dịch tháng 9 có xu hướng tăng ca nhiều nước châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ukraina, Bỉ, Hà Lan, Đức,... tại Israel ở châu Á, Argentina ở châu Mỹ, và vẫn nghiêm trọng ở nhiều nước khác như Ấn Độ, một số ngày trên 90.000 ca / ngày, ở Mỹ và Brazil (dù có giảm chút xíu), ở Nga, Iran, Iraq, Colombia, Mexico, Peru, Indonesia, Philippines... Có thêm 2 nước / vùng có người chết trong tổng số các nước có ca nhiễm. Ngày 1 tháng 10 thế giới ghi nhận kỷ lục số người chết một ngày (gần 9.000 người) đặc biệt tại Argentina lập kỷ lục số người chết một ngày cao nhất trong số các nước có dịch (3.352 chết, bao gồm 3.050 trường hợp tử vong tại tỉnh Buenos Aires được xác nhận vào ngày 25 tháng 9 đã bị bỏ sót trong các báo cáo trước đó). Ngày 3 tháng 10 Solomon có ca nhiễm đầu tiên. Ngày 7 tháng 10 thế giới lập kỷ lục số ca tính theo ngày, hơn 343.000 ca, có 39 nước số ca trên 1.000 ca/ngày, bao gồm một số điểm nóng mới như Séc, Ba Lan, Rumani, Mianma, Nêpan, Tuynidi, Canada,...Ngày 8 và 9 tháng 10 lại có kỷ lục mới số ca (ngày 9 hơn 380.000 ca, 41 nước trên 1000 ca). Quần đảo Wallis và Futuna có ca đầu tiên 16 tháng 10.Ngày 21 tháng 10 năm 2020, thế giới lập kỷ lục số ca / ngày, trên 437.000 ca (hơn 6.800 chết), riêng châu Âu hơn 193.000 ca (hơn 1.700 chết), trong số 12 nước trên 10.000 ca trong ngày có 8 nước ở châu Âu. Mỹ đứng đầu số ca (hơn 63.600 ca) và số người chết (hơn 1.200 người) trong ngày. Ngày 23 tháng 10 thế giới hơn 490.000 ca (kỷ lục), Mỹ xếp đầu hơn 81.000 ca (kỷ lục nước này). Tính hai tuần 15 đến 27/10 Mỹ có hơn 847.000 ca, hơn 9.800 qua đời, Ấn Độ hơn 707.000 ca, hơn 8.900 qua đời, Pháp hơn 408.000 ca, Brazil hơn 296.000 ca, Anh hơn 259.000 ca... đứng đầu. Dịch tăng nhanh nhất châu Âu, nhiều ngày hơn 200.000 ca/ngày. Ngày 28 tháng 10 thế giới lập kỷ lục số ca, trên 504.000. Quần đảo Marshall có 2 ca đầu tiên.Ngày 30 tháng 10 năm 2020 thế giới lập kỷ lục số ca, hơn 573.000/ngày, châu Âu cũng lập kỷ lục số ca suýt soát 300.000 ca/ngày, Mỹ lập kỷ lục thế giới số ca của một nước trong ngày 101.000 ca/ngày bỏ qua kỷ lục của Ấn Độ 16 tháng 9 (hơn 97.800 ca/ngày). Ngày 4 tháng 11 thế giới lập kỷ lục số người chết vì dịch/ ngày (hơn 9.000 chết / ngày), các nước Mỹ, Nga, Đức, Ba Lan, Ukraina, Séc, Rumani, Marốc, Bồ Đào Nha... đang điểm nóng cũng lập kỷ lục số ca mới tính theo ngày ở mỗi nước. Ngày 5 tháng 11 thế giới lập kỷ lục mới số ca /ngày (hơn 604.000 ca / ngày) và chỉ sau hôm trước về số ca chết (với hơn 8.700 chết/ngày), Mỹ lập kỷ lục số ca / ngày (hơn 118.200 ca /ngày -theo Worldometers, hơn 121.000 ca -theo Johns Hopkins), châu Âu cũng lập kỷ lục số ca / ngày (hơn 310.700 ca /ngày, chiếm hơn 50% toàn thế giới, hơn 3.600 chết/ngày), Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Ba Lan, Ukraina,... lập kỷ lục số ca mới / ngày. Ngày 11 tháng 11 Mỹ lại lập kỷ lục mới số ca. Tổng ca chết trong ngày toàn thế giới là hơn 10.100. Số ca mới trong ngày cao nhất châu Âu, nhưng tính theo nước vẫn là Mỹ. Hai nước, vùng ngày 10-11/11 có ca chết đầu tiên là Saint LuciaGibraltar. Ngày 11/11 Vanuatu có ca nhiễm đầu tiên (trước đó 9/11 American Samoa có ca đầu tiên nhưng có tài liệu gộp vào ca của Mỹ). Ngày 14/11 thế giới một ngày có 575.748 ca, 8.811 tử vong (tính đến 8h10 sáng 15/11 Việt Nam, theo Worldometter, thế giới trong một ngày 575.576 ca, 8.811 tử vong, các nước Tây Ban Nha, Thụy Điển, Oman, Venezuela... chưa số liệu mới, Thụy Sĩ chưa có số liệu ca mới, riêng Mỹ chưa có số liệu cập nhật một số bang, một số hạt / quận một số bang, số liệu của quân đội, nhà tù liên bang...). Ngày 19 tháng 11 Samoa có ca đầu tiên. Tháng 11 là tháng thế giới nhiều ca và nhiều tử vong nhất từ đầu dịch, với nhiều ngày trên 600.000 ca /ngày, trên 10.000 tử vong / ngày. Saint-Barthélemy có tử vong đầu tiên vào 30 tháng 11. Ngày 2 tháng 12 Mỹ lập kỷ lục mới tử vong của một nước trong ngày khi ghi nhận 2.833 tử vong (cao hơn kỷ lục ngày 21 tháng 4 có 2.744 tử vong) (theo JHU thì có 2.658 trường hợp tử vong do Covid-19 đã được báo cáo cao hơn kỷ lục trước đó ngày 15 tháng 4 có 2.603 tử vong), số ca trong ngày cũng hơn 203.000 ca cao hơn cả châu Âu hơn 200.000 ca trong ngày. Theo Dự án Theo dõi Covid (CTP), hôm thứ Tư, 100.226 người đã phải nhập viện với Covid-19, kỷ lục ở Mỹ. Tử vong toàn cầu cũng kỷ lục, con số 12.378 ngày 2 tháng 12. Ngày 3 tháng 12, toàn cầu kỷ lục mới 679.194 ca, tử vong 12.683, Mỹ cũng lập kỷ lục 218.576 ca mới và 2.918 tử vong, mặc dù vậy châu Âu vẫn là khu vực tử vong cao nhất trong ngày (5.489 / ngày). Số người nhập viện ở Mỹ cũng lập kỷ lục, 100.667 người / ngày. Số ca trong 14 ngày gần nhất đến 3/12 ở các điểm nóng: Mỹ hơn 2.395.000 (không tính các vùng quốc hải), Ấn Độ gần 576.500, Brazil gần 491.000, Ý gần 370.000, Nga gần 360.000, Đức gần 251.000, Ba Lan gần 241.000, Anh gần 229.000, Ukraine hơn 188.100, Iran gần 187.700, Pháp gần 179.500, Tây Ban Nha hơn 140.400...(toàn thế giới hơn 8 triệu /14 ngày). Ngày 9 và 10 tháng 12 một số nước điểm nóng lại lập kỷ lục số ca theo ngày như Đức, Panama, Nhật, Croatia,... hay lập kỷ lục tử vong theo ngày như Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ukraine, Indonesia,... Ngày 11 tháng 12 thế giới lại lập kỷ lục ca mới và tử vong tính theo ngày, Mỹ cũng kỷ lục ca mới tính theo ngày. Ngày 16 tháng 12 thế giới lại lập kỷ lục số ca nhiễm và chết tính theo ngày, và Mỹ nước đứng đầu cũng lập kỷ lục ca nhiễm và chết (lần đầu vượt quá 3.500 chết/ngày).Tính đến 18 tháng 12 trong 2 tuần gần nhất, các nước tăng số ca nhanh nhất thứ tự là Mỹ, Braxin, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đức, Ý, Anh, Ukraina, Iran, Pháp, Ba Lan (hơn 150.000 ca /2 tuần), tiếp đến là Mexico, Colombia, Tây Ban Nha...Khu vực đứng đầu ca mới và tử vong mới là châu Âu, và Mỹ vẫn là nước đứng đầu về số ca mới và tử vong mới mỗi ngày. Ngày 21 tháng 12 Nam Cực có các ca đầu tiên, là châu lục cuối cùng có dịch. Eritrea có ca tử vong đầu tiên 22 tháng 12. Mông Cổ có tử vong đầu tiên ngày 29 tháng 12.Tính đến hết năm 2020, chỉ còn 8 nước (Triều Tiên, Turkmenistan, một số quốc đảo nhỏ nam Thái Bình Dương) và một số vùng lãnh thổ rất nhỏ chưa bị Covid-19. Đã có gần 84 triệu ca toàn cầu, hơn 1,8 triệu ca tử vong trên tất cả các châu lục. Kỷ lục ca mới theo ngày là ngày 31 tháng 12 với hơn 738.800 ca / ngày, và kỷ lục tử vong theo ngày là 30 tháng 12 với hơn 15.100 tử vong / ngày. Mỹ đứng đầu số ca cũng lập kỷ lục tử vong vào 30 tháng 12 với 3.880 tử vong / ngày. Dịch bệnh những ngày cuối năm ngoài nghiêm trọng tại Mỹ, thì cũng nghiêm trọng hay là tăng nhanh tại nhiều nước khác như Brazil, Anh, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Đức, Ý, Pháp, Colombia, Hà Lan, Nam Phi, Mexico, Ukraina, Tây Ban Nha, Ba Lan (trên 100.000 ca / 14 ngày tuần gần nhất, tính đến cuối năm)... (cụ thể ở dưới). Dịch bệnh gây tác động xấu kinh tế thế giới, giảm tuổi thọ trung bình người dân nhiều quốc gia, và những hậu quả xấu khác đối với xã hội.Tuần đầu năm 2021 dịch vẫn rất nghiêm trọng, Anh ngày 5 tháng 1 lập kỷ lục số ca trong ngày (trên 60.000 ca, chỉ xếp sau Mỹ), Mỹ trên 3.500 tử vong, Đức gần 1.200 tử vong xếp 2 vị trí đầu tử vong trong ngày. Grenada, Seychelles, quần đảo Faeroe lần lượt có các ca tử vong đầu tiên vào các ngày 3,4,6 tháng 1. Mỹ lập kỷ lục mới theo ngày ca nhiễm (hơn 279.000) và tử vong (hơn 4.200) ngày 7 tháng 1, Brazil lập kỷ lục theo ngày số ca (hơn 80.000 ca) ngày 7, các nước châu Á lập kỷ lục số ca theo ngày: Nhật Bản (hơn 6.000 ca), Li băng (hơn 4.700 ca), Malaysia (hơn 3.000 ca) ngày 7, Indonesia (hơn 10.000 ca) ngày 8...Butan có ca tử vong đầu tiên ngày 8 tháng 1. Micronesia có ca đầu tiên 11 tháng 1. Nửa đầu tháng 1/2021 có 5 nước là Mỹ, Anh, Đức, Brazil, Mexico có một số ngày ghi nhận trên 1.000 ca tử vong / ngày (Mỹ một số ngày trên 4.000 ca tử vong / ngày), trước đó chỉ có thêm Ấn Độ và Pháp cũng đã từng ghi nhận trên 1.000 tử vong / ngày (không tính Trung Quốc cộng dồn số liệu tử vong 17/4 và Argentina cũng làm tương tự ngày 1/10/2020). Theo CNN, hơn 38.000 người Mỹ đã chết vì Covid-19 trong hai tuần đầu tiên của năm mới, và đại dịch sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của người Mỹ hơn một năm xuống còn 77,48 năm vào năm 2020 - thấp hơn bất kỳ năm nào kể từ năm 2003 (sẽ làm giảm tuổi thọ của người da đen và La tinh nhiều hơn người da trắng từ ba đến bốn lần). Hơn 3 triệu trường hợp mắc mới tại Mỹ đã được báo cáo trong 13 ngày đầu năm. Tính đến 14/1, các nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trên quy mô dân số trong 7 ngày gần nhất thứ tự là Ailen, Israel, Andorra, Séc, Bồ Đào Nha, Anh, Slovenia, Panama, Mỹ, Montenegro, Libăng, San Marino, Tây Ban Nha, Slovakia, Lítva, Thụy Điển, Látvia; có tỷ lệ tử vong cao nhất trên quy mô dân số trong 7 ngày gần nhất thứ tự Séc, Anh, Monaco, Slovakia, Lítva, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Slovenia, Hungary, Panama, Đức, Mỹ, Látvia, Nam Phi; tỷ lệ tử vong trong tổng số ca bệnh cao nhất là Yemen, Mexico, Ecuador, chỉ so sánh 18 nước trên 1 triệu ca đứng đầu là Mexico, Iran, Peru, Ý, Nam Phi, Anh, Colombia.Theo Đại học Johns Hopkins 16/1, chỉ mất 6 tuần để ghi nhận khoảng 500.000 ca tử vong do Covid-19 trên khắp thế giới. Trong khi đó thế giới đã mất hơn sáu tháng để báo cáo 500.000 trường hợp tử vong đầu tiên của Covid-19. Tính đến sáng 16/1, Mỹ đã báo cáo 392.351 trường hợp tử vong do Covid-19. Số người chết chính thức trên toàn cầu do đại dịch coronavirus đã vượt qua con số 2 triệu người vào 15/1. Với việc xét nghiệm vẫn còn thiếu sót ở nhiều quốc gia, có thể có thêm hàng trăm nghìn trường hợp tử vong nữa chưa cộng vào. Saint Vincent and the Grenadines có ca tử vong đầu tiên 16/1. Tại Mỹ, Los Angeles là hạt đầu tiên vượt quá 1 triệu ca. Ngày 20 tháng 1 thế giới lại kỷ lục ca tử vong (17.363 tử vong), trong đó đứng đầu tử vong là các nước Mỹ, Anh, Mexico, Brazil và Đức trên 1000 tử vong / ngày (Anh, Mexico lập kỷ lục tử vong / ngày), là những nước thường xuyên ghi nhận trên 1.000 tử vong / ngày trong tháng 1 năm 2021. Một số nước kỷ lục số ca / ngày (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,...).Tính đến 28 tháng 1, theo CNN lấy từ WHO, biến thể Covid -19, được gọi là B.1.1.7 hoặc VOC 202012/01 lần đầu tiên thấy ở Anh đã xuất hiện ở ít nhất 70 quốc gia (Việt Nam ngày 2 tháng 1 phát hiện BN1435 nhiễm biến thể mới này, ngày 27 tháng 1 phát hiện một nữ công nhân Hải Dương dương tính nCoV khi sang Nhật nhiễm biến chủng mới, sáng ngày 28 tháng 1 cũng công bố ca lây nhiễm ngoài cộng đồng từ ca nhiễm biến chủng mới này, ngày 1/2 công bố BN1660 ở TP.HCM là ca thứ 2 nhiễm biến thể nCoV từ Anh, ngày 2 tháng 2 công bố nhiều ca ở miền Bắc trước đó nhiễm biến thể nCoV từ Anh). Cũng theo WHO, một biến thể đầu tiên được xác định ở Nam Phi đã được phát hiện ở 31 quốc gia, Đông Nam Á là khu vực duy nhất của WHO chưa báo cáo trường hợp mắc biến thể mới này, nó được biết đến rộng rãi với cái tên B.1.135. Biến thể P.1, lần đầu tiên được xác định ở Brazil, đã được phát hiện ở tám quốc gia. Báo cáo này thêm sáu quốc gia vào bản cập nhật gần nhất về các biến thể. Việt Nam ngày 31/1/21 cũng đã công bố ca nhiễm biến thể nCoV từ Nam Phi (B.1.135) đầu tiên, là BN1442, một ca nhập cảnh.Từ 5 tháng 12 năm 2020 tại Nga đã tiến hành tiêm chủng vắc xin, từ 8 tháng 12 nước Anh bắt đầu tiêm chủng vắc xin diện rộng tiếp theo là nhiều nước khác cũng tiến hành tiêm chủng. Tuy nhiên tháng 12 năm 2020 và tháng 1 năm 2021 dịch bệnh vẫn gia tăng ở nhiều nước (do khí hậu lạnh đi và nhiều ngày lễ người dân hay đến các điểm công cộng, cộng với sự xuất hiện các biến thể mới của virus Corona). Có những nhận định lạc quan dịch sẽ giảm dần từ tháng 2 năm 2021. Trên thực tế thì đa số các ca nhiễm ở các nước phát triển, tuy nhiên các nước này tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao hơn các nước nghèo do đó áp lực đại dịch lên các nước nghèo là cao hơn.Riêng nước Mỹ, Đại học Johns Hopkins cho biết cả nước phải mất 311 ngày, cho đến ngày 27 tháng 11 năm 2020, để đạt được tổng số 13 triệu trường hợp Covid-19 đầu. Nhưng nước Mỹ chỉ mất 64 ngày để đạt được 13 triệu trường hợp thứ hai. Tổng cộng 26 triệu ca ngày 30 tháng 1.Tính đến 31/1/21, trong tuần gần nhất, Mỹ có 1,04 triệu ca, Brazil 360.104 ca, Tây Ban Nha 243.559 ca, Anh 170.236 ca, Pháp 143.865 ca, Nga 129.101 ca, Mexico 101.041 ca là các nước trên 100.000 ca/tuần. Các nước có tỷ lệ ca trong tuần tăng nhanh nhất so với tuần trước là Việt Nam 2.345,5%, Papua New Guinea 1.500%, Thái Lan 468,1%, Brunei, một số nước châu Phi...Tính đến 31/1/21 trong hai tuần gần nhất, các nước nhiều ca mới nhất là Mỹ 2,23 triệu ca, Brazil 716.632 ca, Tây Ban Nha 490.955 ca, Anh 442.443 ca, Pháp 286.829 ca, Nga 277.969 ca, Mexico 222.832 ca, tiếp đến là Colombia, Ấn Độ, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Indonesia, Argentina, Nam Phi, trên 100.000 ca/ 2 tuần.Tính đến 31/1/21, trong 2 tuần gần nhất Mỹ có 43.696 tử vong, Mexico 17.832 tử vong, Anh 16.948 tử vong, Brazil 14.657 tử vong, Đức 10.262 tử vong, tiếp đến là Nga, Nam Phi, Ý, Pháp, Colombia, Tây Ban Nha, đều trên 5.000 tử vong.Trong hai tuần gần nhất đến 31/1/21, Bồ Đào Nha, Andorra, Israel, Montenegro, Tây Ban Nha, Séc xếp đầu về tỷ lệ ca mới trên dân số, Bồ Đào Nha, Anh, Slovakia xếp đầu về tỷ lệ tử vong trên dân số. Tính trong một tháng đầu năm 2021 toàn cầu khoảng 19,7 triệu ca mới, khoảng 410.000 tử vong mới. Tuy nhiên số ca có xu hướng giảm dần nửa cuối tháng 1. Nửa đầu tháng 2 năm 2021 số ca trên toàn cầu có xu hướng tiếp tục giảm mặc dù tăng cục bộ ở một số ít nước, hay vẫn nghiêm trọng như tại Séc, Montenegro, Israel, Slovakia, Mỹ, Thụy Điển, UAE, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Latvia, Albania...Tử vong giảm chậm hơn. Đến đầu tháng 3 năm 2021 số ca và tử vong vẫn tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên WHO ngày 1 tháng 3 cho biết, số ca mắc Covid-19 mới trên toàn cầu trong tuần gần nhất đã lần đầu tiên tăng sau 7 tuần. Các ca nhiễm được báo cáo tăng ở 4/6 khu vực của WHO: châu Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á và Trung Đông. Một số nước trước đây ít dịch lại có xu hương tăng nhanh như Cuba hay Uruguay ở châu Mỹ, Malaysia, Labanon ở châu Á, Estonia, Latvia ở châu Âu hay Zambia ở châu Phi... Ở châu Âu dịch vẫn nghiêm trọng ở các nước Séc, Thụy Điển, Montenegro, Xécbia, Estonia, Latvia, Hungary, một số vùng của Pháp, Ý, Ba Lan..., tại châu Á là UAE, Gioócđani. Một vài ngày Brazil đã vượt qua Mỹ về số ca mới tính theo ngày, và sẽ vượt qua Ấn Độ. Số tử vong của Mỹ và Brazil còn cao, thường xuyên trên 1.000 tử vong / ngày, Mexico một số ngày cũng trên 1.000 tử vong / ngày. Tỷ lệ tử vong cao nhất trên dân số tuần gần nhất đến 3 tháng 3 là Slovakia, Séc, Montenegro, Hungary. Ngày 11 tháng 3, Campuchia có ca tử vong đầu tiên. Ngày 12 tháng 3 Brazil vượt Ấn Độ, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới. Ngày 20 tháng 3, Wallis and Futuna có ca tử vong đầu tiên. Trong 7 ngày gần nhất tính đến 19 tháng 3 dịch nghiêm trọng nhất (tỷ lệ ca mới trên dân số) tại một số nước Đông Âu (Estonia, Ba Lan, Séc, Hungary, Serbia, Montenegro, Macedonia...), một số nước Trung Đông (Jordan, Palestin), tiếp đến là một số nước khác châu Âu như Pháp, Ý, Áo,Thụy Điển... và Nam Mỹ như Brazil, Paraguay...Tỷ lệ tử vong trên dân số cao nhất cùng thời gian là ở Séc, Slovakia, Hungary, Bulgaria, Bosnia, Montenegro ở châu Âu, và Brazil ở châu Mỹ.Tính đến 1 tháng 4 các nước có tỷ lệ ca nhiễm trên dân số cao nhất trong vòng 14 ngày là Hungary, Estonia, Jordan, Xécbia, Ba Lan, Séc, Uruguay, Montenegro..., các nước có số ca tăng nhanh nhất trong vòng 14 ngày so với 14 ngày trước đó là Lesotho, Djibouti, Timo, Cameroon, Aixơlen, Papua New Guinea, Bangladesh, Mông Cổ. Trong số 10 quốc gia có tổng số ca nhiễm cao nhất thì tăng nhanh nhất về tỷ lệ so sánh trong vòng 14 ngày so với 14 ngày trước là ở Ấn Độ, tiếp đến là ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó tỷ lệ giảm cao nhất ở Anh, và giảm ở các nước Mexico, Nga, Ý, trong khu vực Đông Nam Á tăng nhanh nhất là Timo, Philíppin, Xinhgapo và Campuchia. Tỷ lệ tử vong cao nhất trên dân số đến 1 tháng 4 trong 7 ngày gần nhất là Hungary, Bosnia, Bungari, Macedonia, Séc, Brazil,...Sau nhiều tuần số ca nhiễm và tử vong có xu hướng giảm, thì dịch có xu hướng tăng trở lại từ nửa cuối tháng 3, với nhiều ngày toàn cầu trên 600.000 ca mới và trên 10.000 tử vong mới mỗi ngày.Đến ngày 11 tháng 4, Ấn Độ vượt qua Brazil trở lại vị trí thứ hai về số ca nhiễm, tuy nhiên Brazil vẫn thường xuyên trong đầu tháng 4 đứng đầu về số tử vong mỗi ngày. Dịch cũng tăng nhanh ở nhiều nước như Campuchia, Mông Cổ, Timor, Papua New Guinea, Uruguay, Cuba, Jordan, Thái Lan... Trong 7 ngày gần nhất tính đến 11 tháng 4, tỷ lệ số ca mới nhiều nhất trên dân số là Uruguay, Thụy Điển, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain, Xécbia, Estonia, Ba Lan, Hungary, và 2 nước nhỏ Andorra và San Marino. Tỷ lệ tử vong trên dân số trong vòng 7 ngày đến 11 tháng 4 cao nhất là Hungary, Bosnia, Macedonia, Bungari, Montenegro, Uruguay, Brazil, Xlôvakia, Ba Lan, Séc. Tính đến 13 tháng 4, đứng đầu ca mới trong vòng 7 ngày gần nhất là Ấn Độ (725.932), Brazil (417.228), Mỹ (414.562), Thổ Nhĩ Kỳ (324.388), Pháp (221.357), Iran (130.058), Ba Lan (129.938), Argentina (123.970), Đức (114.702), Ý (92.887), Ukraine (92.690), Colombia (84.701), Philíppin (63.465), Peru (63.111), Tây Ban Nha (52.308), Nga (51.093), Canada (50.628), Irắc (45.608), Chile (45.140), Hà Lan (42.796), Bangladesh (40.305), Hungary (33.498), Pakistan (29.732), Indonesia (29.308), Séc (25.939), Mexico (25.331),...và đứng đầu tử vong trong 7 ngày gần nhất là Brazil (17.670), Mỹ (5.878), Mexico (4.717), Ấn Độ (4.002), Ba Lan (3.416), Ý (2.865), Ukraine (2.320), Nga (2.121),... Tỷ lệ tử vong trên số ca nhiễm Yemen đứng đầu thế giới, tiếp theo là đến Mexico, Syria, Sudan, Ai Cập..., thấp nhất là Singapore, tiếp đến là Timor, Mông Cổ, Qatar,... (một số nước có ca nhiễm nhưng chưa có tử vong).Tính đến 17 tháng 4, đứng đầu số ca mới trong 7 ngày qua lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Iran, Argentina, Đức, tăng nhanh nhất nhóm đầu này là Ấn Độ tăng 62% so sánh với số ca tuần trước, Đức tăng 40% so sánh với số ca tuần trước, Iran tăng 37% so sánh với số ca tuần trước, trong số các nước có trên 1.000 ca trong tuần thì tăng nhanh nhất là Thái Lan, tăng 325% so sánh với số ca tuần trước. Brazil đứng đầu tử vong trong tuần, xếp tiếp theo lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Ba Lan. Toàn thế giới trong tuần số ca mới tăng 16% và số tử vong tăng 8% khi so sánh với số ca và tử vong tuần trước. Tới 18 tháng 4 trong vòng một tuần đã có hơn 5,268 triệu ca mới và gần 82.000 tử vong, số ca mới này là đỉnh dịch, riêng ngày 15 lên tới hơn 845.000 ca, cao nhất kể từ khi có dịch, cao hơn kỷ lục trước đó vào 8 tháng 1. Ngày 21 và 22 và 23 tháng 4 thế giới lập kỷ lục về số ca nhiễm một ngày, hơn 888.000 và hơn 892.000 ca, và hơn 896.000 ca, đặc biệt Ấn Độ liên tục có kỷ lục mới số ca mỗi ngày, ngày 22 tháng 4 hơn 332.000 ca, ngày 23 tháng 4 hơn 345.000 ca, kỷ lục ghi nhận ở một quốc gia, dịch hoành hành ở nước này một phần là do sự lây lan của biến chủng mới mang tên B.1.617. Tính đến 22 tháng 4, Campuchia, Timor, Papua New Guinea, Uruguay, Yemen, Lào và Cuba là các nước tăng gấp đôi tổng số ca trong thời gian nhanh nhất. Mông Cổ, Campuchia, Uruguay đứng đầu các nước tăng gấp đôi số ca tử vong trong thời gian nhanh nhất. Lào là nước duy nhất có dịch quy mô dân số trên 1 triệu chưa có tử vong.Tính từ nửa sau tháng 4 năm 2021, châu Á trở thành khu vực dịch tăng nhanh nhất. Tính đến 25 tháng 4, 7 ngày gần nhất châu Á số ca tăng tới 29% và số tử vong tăng tới 50% khi so sánh với số ca và số tử vong của 7 ngày trước nữa, trong đó riêng Ấn Độ chiếm tới gần 2/3 số ca và trên 1/2 tử vong của châu Á tính trong 7 ngày. Số ca tăng gấp đôi tính theo thời gian nhanh nhất tại Lào, Campuchia, Mông Cổ, Timor, Papua New Guinea, Thailand ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Yemen ở Tây Á, Uruguay và Cuba ở Mỹ Latinh. Đây đều là các nước từng được coi là kiểm soát dịch hàng tốt nhất thế giới suốt một thời gian dài (trước đó một số nước như Hy Lạp, Jordan... từng được coi là kiểm soát dịch tốt nhưng cũng bị làn sóng lây lan mạnh quét qua). Ấn Độ ngày 24 tháng 4 lại lập kỷ lục mới về số ca một ngày tính theo thống kê từng nước, gần 350.000 ca, và tử vong cũng kỷ lục ở quốc gia, gần 2.800 tử vong (con số này vẫn thấp hơn con số của Mỹ và Brazil từng ghi nhận hơn 4.000 tử vong một ngày). Vanuatu có tử vong đầu tiên vào 20 tháng Tư.Tính đến hết tháng 4 (30/4/2021), toàn thế giới đã có suýt soát 152 triệu ca nhiễm, gần 3,2 triệu ca tử vong. Tuần gần nhất có gần 5,8 triệu ca với hơn 94.000 tử vong, tăng 1% và 8% khi so sánh với số liệu tuần trước. Khi so sánh với số liệu tuần trước, thì số ca tuần gần nhất giảm ở châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương, nhưng tăng 10% ở châu Á, số ca tử vong giảm ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương, nhưng tăng 35% ở châu Á và tăng 4% ở Nam Mỹ. Trong số 10 nước có số ca mới lớn nhất trong tuần gần nhất thì giảm ở 8 nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Argentina, Iran, Đức, Colombia, Ý, và chỉ tăng ở Ấn Độ (tăng 23%), và Brazil (tăng 6%). Ấn Độ cũng tăng 61% số ca tử vong mới, khi so sánh với số liệu tuần trước. Trong số các nước châu Á, các nước có số ca nhiễm mới tăng nhanh nhất trong tuần khi so sánh với tuần trước là Lào (tăng 470%), Nepal (tăng 144%), Sri Lanka (tăng 141%), Đài Loan, Myanmar, Maldives, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia...Ngày 30 tháng 4 Ấn Độ cũng lập kỷ lục mới về số ca mới, khi có 402.110 ca mới và con số tử vong là 3.522.Tính đến 7 tháng Năm, tuần gần nhất số ca và tử vong đều giảm 4% so với số ca và tử vong tuần trước. Về số ca, châu Âu giảm sâu nhất tới 23%, trong khi châu Á tăng nhanh nhất, 3% so với tuần trước. Trong số 10 nước có số ca cao nhất trong tuần, thì chỉ có Ấn Độ là tăng 9% số ca (số liệu hơn 2,73 triệu ca, gần 26.000 tử vong trong tuần), các nước khác Brazil, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Pháp, Iran, Colombia, Đức, Ý đều giảm số ca. Trong số các nước ghi nhận trên 100 ca trong tuần thì tăng nhanh nhất theo tỷ lệ % so với số ca tuần trước là Seychelles, Nepal, Haiti, Vietnam, Maldives, Trinidad and Tobago, Sri Lanka. Các nước Lào, Campuchia, Timor, Mông Cổ, Thái Lan, Uruguay, Papua New Guinea, Yemen, Seychelles, Cameroon, Fiji là các nước có số ca tăng gấp đôi nhanh nhất tính đến 6 tháng Năm. Viện IHME của Mỹ cho rằng gần 6,9 triệu người đã tử vong vì Covid-19 trên toàn thế giới, nhiều gấp đôi so với con số báo cáo chính thức. Phân tích chỉ ra Mỹ vẫn là nước có tử vong cao nhất thế giới, nhưng con số thực tế có thể hơn 900.000 ca, thay vì gần 580.000 như báo cáo chính thức. Đứng thứ hai sau Mỹ không phải Brazil mà là Ấn Độ, theo IHME. Quốc gia này đã báo cáo hơn 230.000 người chết vì đại dịch, nhưng phân tích cho rằng con số này là hơn 650.000 người. Mexico và Nga là hai quốc gia tiếp theo, với số ca tử vong ước tính lần lượt là 617.000 và 590.000, thay vì con số 218.000 và 110.000 ca như số liệu được công bố. Tính đến 5 tháng Năm, các nước Mỹ, Ấn Độ, Anh, Brazil, Đức, Pháp, Ý đứng đầu về số người được tiêm vắcxin nhưng tỷ lệ người được tiêm cao nhất trên dân số đứng đầu là Israel, Anh, UAE, Bahrain, Mỹ, Chile, Hungary, Uruguay. Mặc dù số ca tiếp tục cao, nhưng dự báo kinh tế thế giới 2021 của một số tổ chức quốc tế là lạc quan, và các giải thể thao hàng đầu như Euro 2020, Copa América 2021, và Olympic Tokyo 2020 vẫn dự kiến tổ chức. Ấn Độ trong hai ngày 7 và 8 tháng Năm đã có trên 4.100 ca tử vong mỗi ngày theo công bố chính thức, số liệu này chỉ kém Brazil từng ghi nhận trên 4.200 tử vong / ngày, và Mỹ từng ghi nhận trên 4.400 tử vong/ ngày). Maldives, Baranh, Uruguay, Seychelles, Cáp Ve, Síp đứng đầu về tỷ lệ ca mới trên quy mô dân số trong tuần (7 ngày) tính đến 8 tháng 5. Sáng ngày 9 tháng Năm, Lào có ca tử vong đầu tiên, là người Việt Nam sinh sống tại thủ đô Vientiane. Tinh đến 15 tháng Năm, trong vòng 7 ngày số ca toàn thế giới giảm 10% và tử vong toàn thế giới giảm 3% so với số liệu 7 ngày trước đó, số ca nhiễm mới 7 ngày của ba nước đứng đầu ca mới Ấn Độ giảm 9%, Brazil tăng 3%, Mỹ giảm 22% so với số liệu 7 ngày trước, trong số các nước có trên 500 ca nhiễm trong vòng 7 ngày thì tăng nhanh nhất khi so sánh tỷ lệ % của 7 ngày mới nhất với 7 ngày trước là Papua New Guinea, Vietnam, Maldives, Timor-Leste, Dominican Republic. Tại châu Á, tăng nhanh nhất trong vòng 7 ngày so với 7 ngày trước tính theo tỷ lệ % là Việt Nam, Đài Loan, Maldives, Timor, Myanmar, Nhật Bản, Sri Lanka, Malaysia.Tính đến hết tháng 5 năm 2021 thế giới đã có trên 171 triệu ca và trên 3,56 triệu tử vong, trong 7 ngày gần nhất số ca mới giảm 17%, và tử vong giảm 9% so với số liệu công bố 7 ngày trước đó. Trong số 3,4 triệu ca mới trong vòng 7 ngày thì châu Á hơn 1,78 triệu (trên 50%) giảm 22% so với số liệu 7 ngày trước, Nam Mỹ 0,96 triệu ca tăng 0,3% so với số liệu 7 ngày trước, số ca của châu Âu và Bắc Mỹ, châu Đại Dương giảm so với số liệu 7 ngày trước, nhưng châu Phi lại tăng 7%. Ấn Độ vẫn đứng đầu về số ca mới tính theo tuần, nhưng giảm 29% và tử vong giảm 13% so với tuần trước (trước đó nước này kỷ lục số ca mới và tử vong mới trong 1 ngày, ngày 6 tháng 5 ghi nhận hơn 414.000 ca và 18 tháng 5 ghi nhận hơn 4.500 tử vong). Tiếp theo về số ca nhiễm mới trong tuần là Brazil, Argentina, Colombia và Mỹ. Tại châu Á, chỉ tính các nước ghi nhận trên 1.000 ca trong tuần thì tăng nhanh nhất theo tỷ lệ % so với số liệu tuần trước đó là Afghanistan, Vietnam, Palestine, Mông Cổ, Campuchia, Philippin, Thái Lan, UAE và Malaixia. Xếp đầu châu Á về tỷ lệ tử vong so với số liệu tuần trước là Đài Loan. Còn với Trung Quốc nước đầu tiên bị dịch, tụt xuống xếp thứ 98 về số ca và thứ 61 về tử vong tính đến cuối tháng 5 năm 2021, tính từ đầu năm 2021 đến hết tháng 5 Trung Quốc mới có 2 ca tử vong.Trong nửa đầu tháng 6 dịch tiếp tục có xu hướng giảm trên quy mô toàn thế giới nhưng vẫn tăng cục bộ một số nước. Trong tuần gần nhất tính đến 15 tháng 6 số ca nhiễm mới giảm 6% và tử vong giảm 10% so với số liệu của 7 ngày trước nữa. Dịch có xu hướng tăng ở châu Phi và Nam Mỹ nhưng giảm ở các khu vực khác, kể cả châu Á là nơi có nhiều ca mới nhất. Đứng đầu số ca mới trong 7 ngày gần nhất là Ấn Độ, Brazil, Colombia, Argentina, Mỹ, Nga, Iran, Indonesia, Nam Phi, Anh. Đứng đầu tử vong trong 7 ngày gần nhất là Brazil sau đó là Ấn Độ. Tính đến 15 tháng 6 số ca mới tăng nhanh nhất trong 7 ngày khi so sánh với 7 ngày trước (chỉ tính các nước trên 1.000 ca trong tuần) tính theo tăng % lần lượt là Ruanđa, Dămbia, Namibia, Myanma, Nam Phi, Mông Cổ, Kênya, Uganda, Ôman, Nga và Anh. Tính đến 25 tháng 6, trong 7 ngày gần nhất số ca tăng 0,6% và tử vong giảm 3% so với 7 ngày trước nữa. Brazil đứng đầu số ca mới và tử vong mới trong vòng 7 ngày, xếp tiếp theo về ca mới lần lượt là Ấn Độ, Colombia, Argentina, Nga, Indonesia, Nam Phi, Anh, Mỹ, Iran. Trong số các nước này tăng nhanh nhất về % so với 7 ngày trước là Indonesia, Nam Phi và Anh. Xếp thứ 2 đến 10 về tử vong trong 7 ngày lần lượt là Ấn Độ, Colombia, Argentina, Nga, Indonesia, Mỹ, Peru, Mexico, Nam Phi. Số ca nhiễm mới trong vòng 7 ngày so với 7 ngày trước nữa giảm ở Nam Mỹ (nơi ghi nhận nhiều ca nhất), châu Á, nhưng lại tăng ở châu Âu (nhất là Nga, Anh), Bắc Mỹ (giảm nhẹ ở Mỹ nhưng tiếp tục tăng ở Mexico, Cuba là 2 nước xếp thứ 2 và 3), châu Phi (tăng ở cả Nam Phi và Tuynidi, Dămbia đứng 3 vị trí đầu) và châu Đại Dương (Fiji đứng đầu ca mới). Đông Nam Á có 4 nước (Indonesia, Philippin, Malaysia, Thái Lan) nằm trong top 10 nước nhiều ca mới nhất trong tuần ở châu Á, so với thế giới là trong top 20. Đếm thiếu số ca nhiễm và tử vong là vấn đề toàn cầu, ngay cả ở những quốc gia có nhiều xét nghiệm. Tổ chức Y tế Thế giới tháng 5 năm 2021 cho biết số ca tử vong có thể gấp hai hoặc ba lần dữ liệu chính thức. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, nơi khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và xét nghiệm nCoV hạn chế hơn. Tính đến hết tháng 6, có 23,5% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19. 3,08 tỷ liều đã được sử dụng trên toàn cầu, và 40,24 triệu liều hiện được sử dụng mỗi ngày. Chỉ 0,9% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều. Tỷ lệ người được tiêm cao nhất đến hết nửa năm 2021 thuộc về Anh, Chile, Uruguay, Israel, Baranh, Hunggary, Ý, Đức, Tây Ban Nha...Số người được tiêm cao nhất là Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Đức, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Pháp, Mexico (chỉ tính các nước chia nhỏ liều làm 2)...Tỷ lệ dân số được tiêm ít nhất một liều vắc xin cao nhất là Canada, Côoét, Anh, tỷ lệ dân số được tiêm đầy đủ liều đứng đầu là Israel, Baranh, Mông Cổ, Anh, Mỹ... Trung Quốc tiếp đến là Mỹ đứng đầu về số người tiêm đủ liều. Châu Âu đứng đầu về tỷ lệ dân tiêm chủng và thấp nhất thuộc về châu Phi. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore đứng đầu tỷ lệ dân được tiêm và thấp nhất là Myanmar và xếp tiếp theo từ dưới lên là Việt Nam. Số người tiêm đủ liều của Việt Nam thấp nhất Đông Nam Á.Tính đến hết tháng 6 năm 2021 (nửa năm 2021), trong tuần (7 ngày) gần nhất số ca nhiễm tăng 2% nhưng tử vong giảm 6% so với số liệu tuần trước đó. Châu Âu tăng 30%, số ca tăng nhiều nhất là ở Nga và Anh, tử vong của châu Âu tăng 10%, nhiều nhất tại Nga. Bắc Mỹ số ca tăng 11%, tử vong giảm 3%. Mỹ, Mexico, Cuba đứng đầu số ca mới. Châu Á số ca tăng 4%, tử vong giảm 10%, Ấn Độ đứng đầu số ca và tử vong mới nhưng tỷ lệ so sánh giảm, nhưng tỷ lệ so sánh lại tăng ở các nước đứng tiếp theo là Indonesia, Iran, Bănglađét, Malaysia, Irắc. Nam Mỹ số ca nhiễm mới và tử vong giảm lần lượt 14% và 11% khi so với tuần trước. Châu Phi tăng 26% ca nhiễm và 23% tử vong. Châu Đại Dương số ca tăng 42% và tử vong giảm 50%, Úc đứng đầu về tỷ lệ tăng ca nhiễm nhưng đứng đầu ca mắc mới là Phidi. Toàn cầu Brazil, Ấn Độ, Colombia, Nga, Indonesia, Áchentina, Anh, Nam Phi, Mỹ, Iran lần lượt đứng đầu số ca nhiễm mới trong tuần gần nhất và Brazil, Ấn Độ, Colombia, Nga, Áchentina lần lượt đứng đầu tử vong mới trong tuần gần nhất, tính đến hết tháng 6. Trong khoảng 3 tháng từ tháng 4 đến 6 năm 2021, số ca tăng vọt toàn cầu khoảng tháng 4 nhưng giảm dần trong tháng 5 và 6. Một số nước lập đỉnh về số ca nhiễm hay tử vong như tại Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Nepal, Campuchia, Mông Cổ, Ápganixtan ở châu Á, Nga hay ở Brazil,...đáng chú ý là dịch lan mạnh ở nhiều nước / vùng trước đó được xem là chống dịch rất thành công như tại Campuchia, Mông Cổ, Việt Nam, Timor, Đài Loan, Cuba, Uruguay, Papua Niu Ghinê, Phidi, một số nước châu Phi như Dămbia, Namibia, trong tháng 6 dịch cũng có xu hướng tăng nhanh trở lại ở Colombia, Indonesia, Nga, Anh, UAE, Oman, Bănglađét, Myanma...Tuy nhiên một số nước vẫn được xem là khống chế dịch tốt như Trung Quốc, Niu Dilân, Xinhgapo, Brunây, vùng Macao...Tổng số ca tăng gấp đôi nhanh nhất tính đến hết nửa năm 2021 thuộc về Phidi, sau đó là Saint Kitts và Nevis, Việt Nam, Mông Cổ, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, Timor, Trinidad và Tobago, Sri Lanka. Tổng số tử vong tăng gấp đôi nhanh nhất thuộc về Phidi, Uganđa, Campuchia, Đài Loan, Sri Lanka, Mông Cổ, Thái Lan...Tính đến 13 tháng 7, trong một tuần gần nhất toàn cầu số ca nhiễm mới tăng 14% và số tử vong tăng 1% so với một tuần trước đó. Tại châu Á, nơi dịch nghiêm trọng nhất, tuần gần nhất số ca nhiễm và tử vong tăng lần lượt 18% và 21% so với tuần trước, số ca nhiễm mới giảm ở Ấn Độ nhưng tăng ở Indonesia, Iran, Bănglađét, Malaysia, Irắc, Thái Lan... là những nước có số ca nhiễm mới cao nhất, trong số các nước có trên 1.000 ca nhiễm trong tuần thì tỷ lệ tăng nhiễm cao nhất khi so sánh số liệu tuần trước là Việt Nam, tiếp đến là Libăng, Mianma, Hàn Quốc, Síp, Pakistan, Israel,...Khu vực Trung Á số ca nhiều nhất là Kadắcxtan cũng có xu hướng tăng lên, ở Đông Bắc Á nhiều ca mới nhất là Nhật Bản cũng có xu hướng tăng lên. Một số điểm nóng khác như Kưdơgưxtan hay Ápganixtan, Nêpan, Oman có xu hướng giảm. Trong Đông Nam Á, số ca nhiễm mới chỉ giảm nhẹ ở Philippin, Campuchia, Timo, nhưng tăng ở 8 nước còn lại, và Indonesia là nước có tử vong cao nhất trong tuần ở châu Á, trên cả Ấn Độ. Châu Âu nơi dịch nặng thứ hai, ca mới tăng 38% và tử vong tăng 2% so với tuần trước, nước Anh đứng đầu về số ca nhiễm mới, tiếp theo là Nga, nhưng nước tăng nhanh nhất là Hà Lan, tăng tới 512% so với số liệu tuần trước. Tây Ban Nha xếp trên Hà Lan, cũng tăng tới 66%. Số ca mới cũng tăng nhanh ở Pháp, Bồ Đào Nha, Hy Lạp...Nam Mỹ, nơi dịch nặng thứ ba, số cá nhiễm mới và tử vong mới giảm 16% và 17%, Brazil có số ca nhiễm mới đứng đầu thế giới nhưng có xu hướng giảm, các nước điểm nóng như Colombia, Argentina cũng có xu hướng giảm. Bắc Mỹ, số ca nhiễm mới và tử vong mới tăng lần lượt 44% và 7%. Mỹ, nước có số ca cao nhất thế giới, nhưng trong tuần chỉ xếp thứ 6 thế giới, số ca nhiễm mới tăng 55% và tử vong tăng 8%. Mexico và Cuba hai vị trí tiếp theo về ca nhiễm mới đều tăng so với tuần trước, Guatemala xếp tiếp theo. Châu Phi số ca mới tăng 11%, tử vong tăng 12%, thống kê ca nhiễm mới Nam Phi xếp đầu và Namibia xếp thứ 7 giảm, nhưng Tuynidi, Dimbabuê, Libi, Dămbia, Môdămbich xếp vị trí 2 đến 6 lại tăng khi so với tuần trước. Châu Đại Dương số ca tăng 57% và tử vong tăng 18% so với tuần trước, Phidi và Úc là hai điểm nóng nhưng xếp 67 và 115 thế giới. Tính đến 15 tháng Bảy, các nước Phidi, Việt Nam, Xanh Kít và Nêvít, Liberia, Mông Cổ, Thái Lan, Dimbabuê, Campuchia đứng các vị trí đầu tăng số ca gấp đôi (Phidi mất 10 ngày, Việt Nam mất 11 ngày...). Các nước Síp, Phidi, Bốtxoana, Tuynidi, Cuba, Anh, Hà Lan đứng đầu tỷ lệ số ca nhiễm mới trên đầu người trong tuần gần nhất. Ở Đông Nam Á, riêng ngày 15 tháng 7 một số nước kỷ lục ca nhiễm trong 1 ngày như Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Lào hay kỷ lục tử vong trong 1 ngày như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam. Trong ngày, Indonesia đứng đầu thế giới số ca nhiễm, và xếp 2 thế giới về tử vong (chỉ sau Brazil).Tính đến hết tháng 7 năm 2021, trong vòng một tuần gần nhất, số ca nhiễm và tử vong đều tăng 10% so với thống kê một tuần trước đó. Mỹ trở lại là nước có số ca nhiễm mới đứng đầu thế giới tính trong một tuần, số ca nhiễm mới và số tử vong mới trong một tuần tăng 38% và 19% so với số liệu tuần trước, riêng ngày 30 tháng 7 có hơn 101.000 ca nhiễm mới. Ấn Độ có xu hướng tăng lên, xếp vị trí thứ 2, Indonesia lui xuống vị trí thứ 3, trước đó một vài ngày từng đứng đầu thế giới về số ca trong ngày. Tuy nhiên Indonesia vẫn là nước đứng đầu thế giới về tử vong trong một tuần (gần 1/5 tử vong trong tuần toàn thế giới), xếp trên Brazil vị trí thứ 2 (Brazil số nhiễm mới thứ 4). Xếp tiếp theo về số ca nhiễm là Iran, Anh, Nga (từ 5 đến 7), về số ca tử vong là Nga, Ấn Độ, Myanmar (từ 3 đến 5). Trong tuần số ca nhiễm mới giảm ở châu Âu và Nam Mỹ, nhưng tăng ở châu Á, Bắc Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Riêng châu Á chiếm hơn 40% số ca nhiễm mới toàn cầu, trong top 10 châu Á thì Thổ Nhĩ Kỳ tăng tới 114% là nhanh nhất. Khu vực Đông Nam Á, có Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam nằm trong top 10 châu lục. Việt Nam vượt qua Philippin về số ca nhiễm trong tuần tăng 27% so với tuần trước và là nước có số tử vong tăng nhanh nhất châu Á (so sánh các nước trên 10 tử vong trong tuần), tới 256% so với số liệu tuần trước. Việt Nam xếp vị trí 92 số ca nhiễm và 107 thế giới về tử vong, chỉ tính 4 ngày cuối tháng 7 thống kê 782 ca tử vong toàn quốc, nhiều nhất ở Tp.HCM (số liệu Bộ Y tế, không phải CDC hay cơ quan tương đương các địa phương cung cấp). Trong khi đó Trung Quốc đã tụt xuống vị trí 107 thế giới về tổng ca nhiễm, và 68 thế giới về tổng số tử vong (từ cuối tháng 4 năm 2021 không ghi nhận tử vong mới nào). Nhật Bản đang tổ chức Olympic, số ca nhiễm mới tăng 88% so với tuần trước xếp 21 thế giới về số ca nhiễm mới trong tuần đứng sát sau Việt Nam. Tại châu Phi, Tanzania sau một thời gian rất dài không công bố trước thế giới về số ca nhiễm và tử vong, trong ngày 19 và 29 tháng 7 công bố thêm 100 và 408 ca mới nâng tổng số ca nhiễm được công bố lên 1.017. Tính đến 9 tháng 8 trong vòng một tuần gần nhất cả thế giới tăng 5% về số ca nhiễm và tăng 3% về tử vong khi so sánh với tuần trước. Mỹ đứng đầu về số ca nhiễm mới, tăng 31% khi so sánh số liệu tuần trước, tử vong cũng tăng 34%. Lý do chính là hoành hành của biến thể Delta xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ và biến thể Lambda lần đầu ghi nhận ở Peru. Xếp thứ hai về ca nhiễm mới là Ấn Độ giảm 5%, nước này tử vong cũng giảm 9% so với tuần trước. Trong số các nước ghi nhận trên 10.000 ca trong tuần thì tăng nhanh nhất là Canada sau đó là Israel. Tử vong cao nhất tuần là Indonesia. Trong Đông Nam Á, xếp thứ hai về tử vong trong tuần là Việt Nam, xếp 9 thế giới về tử vong dù xếp 22 thế giới về số ca nhiễm mới trong tuần. Việt Nam ghi nhận gần 58.000 ca nhiễm mới tăng 5% và 2.062 tử vong trong vòng 7 ngày tăng tới 76% khi so sánh với 7 ngày trước, tỷ lệ tăng này cao nhất trong top 10 thế giới về tử vong trong tuần. Một số ngày ghi nhận gần 400 tử vong. TP.HCM đứng đầu về tử vong, chiếm quá nửa. Riêng ngày 9 tháng 8 Việt Nam xếp 16 thế giới về ca nhiễm mới và xếp 6 thế giới về số tử vong. Trong Đông Nam Á, sau Việt Nam về tử vong trong tuần là Myanmar xếp 10 thế giới, Malaysia, Thái Lan, Philippines lần lượt xếp 13,15,16 thế giới. Về số ca nhiễm mới trong tuần của các châu lục thì giảm đáng kể ở Nam Mỹ, giảm rất ít ở châu Âu, châu Phi, nhưng tăng ở châu Á, châu Đại Dương nhất là Bắc Mỹ. Tính đến 29 tháng 8 trong một tuần gần nhất thế giới số ca nhiễm giảm 4% và tử vong giảm 3% so với số liệu tuần trước. Nhiêù ngày trên 700.000 ca nhiễm và trên 10.000 tử vong. Mỹ đứng đầu thế giới số ca mới chiếm gần 1/4 ca mới toàn thế giới và đứng đầu thế giới về tử vong, hơn 10% tử vong toàn thế giới trong tuần, số ca mới giảm 10% và tử vong mới tăng 2% so với số liệu tuần trước. Xếp tiếp theo về ca nhiễm mới là Ấn Độ, Iran, Anh, Brazil, Nhật Bản, Malaysia, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan. Các điểm nóng Đông Nam Á như Malaysia tăng 0,5%, Thái Lan giảm 12%, các nước xếp 12,14,15 thế giới là Philippines tăng 17%, Indonesia giảm 25%, Việt Nam tăng 19%. Toàn châu Á trong tuần số ca tăng 2% trong đó tăng nhanh nhất top 10 là Ấn Độ tăng 29%, tiếp theo là Việt Nam. Các nước chống dịch tốt như Singapore số ca tăng tới 170% cao hàng đầu châu Á về tăng %, Brunei thì ghi nhận 5 ca tử vong tăng 500%. Indonesia xếp vị trí 3 thế giới (trên Mexico 4 thế giới) về tử vong trong tuần chỉ sau Mỹ và Nga, Việt Nam xếp thứ 8 với 2.472 tử vong trong tuần giảm 1% so với số liệu tuần trước. Khu vực Bắc Mỹ số ca trong tuần giảm 10%,trong top 10 tăng nhanh nhất là Canada tăng 25%. Châu Âu số ca giảm 1% so với tuần trước trong top 10 tăng nhanh nhất là Đức tăng 34% so với tuần trước. Theo WHO có 33 nước châu Âu số ca tăng quá 10% trong vòng 14 ngày khi so với 14 ngày trước. Khu vực Tây Âu dịch nghiêm trọng hơn so với phần lớn phía đông. Số ca giảm đáng kể ở Nam Mỹ và châu Phi. Tại châu Đại Dương số ca giảm 15%,nhưng Úc nước nhiều ca nhất tăng 47%. Ngày 21 tháng 8 Dominica ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong khi Palau ghi nhận hai ca nhiễm đầu tiên. Tính đến 31 tháng 8 tức hết tháng 8 năm 2021 toàn thế giới có gần 219 triệu ca nhiễm và hơn 4,5 triệu tử vong. Các số liệu này là chưa đầy đủ. Các nước có tỷ lệ ca tử vong trên số ca nhiễm cao nhất là Yemen 18,7% , Peru 9,2%, Mexico 7,7% tiếp theo là các nước Sudan, Syria, Ecuador, Ai Cập , Somalia, Đài Loan, ... Các nước nhiều ca nhất tỷ lệ này ở Mỹ là 1,6%, ở Ấn Độ là 1,3%, ở các nước Đông Nam Á như Myanmar là 3,9%, ở Indonesia 3,3%, Campuchia là 2%, Philippines 1,7%,Thái Lan và Malaysia đều là 1%. Tỷ lệ tử vong trên số ca nhiễm của Việt Nam là 2,4% cao hơn trung bình thế giới. Theo cập nhật của Bộ Y tế Việt Nam ngày 31 tháng 8 thì ty lệ tử vong của Việt Năm đến hiện tại là 2,5%, thế giới là 2,1%. Tính đến ngày 8 tháng 9 thế giới có gần 223,4 triệu ca nhiễm và hơn 4,6 triệu ca tử vong. Tuần gần nhất số ca nhiễm giảm 8% và tử vong giảm 7% so với số liệu tuần trước, số ca nhiễm chỉ tăng ở châu Đại Dương và châu Âu còn lại giảm ở tất cả các châu lục khác. Châu Á vẫn là nơi dịch nghiêm trọng nhất. Mỹ đứng đầu về số ca nhiễm mới và tử vong mới trong tuần với hơn 1 triệu ca nhiễm chiếm gần 1/4 số ca và gần 8.400 tử vong chiếm khoảng 13% tử vong thế giới trong một tuần. Xếp tiếp theo về ca nhiễm là Ấn Độ và Anh. Các nước Đông Nam Á có Malaysia xếp 6 Philippines xếp 7, Thái Lan xếp 11, Việt Nam xếp thứ 13 thế giới số ca trong tuần. Singapore xếp đầu Châu Á về tỷ lệ tăng số ca mới khi so với tuần trước. Tuần gần nhất Trung Quốc nước đầu tiên bị dịch chỉ xếp 152 thế giới số ca nhiễm mới. Về tử vong sau Mỹ là Nga và Mexico, các nước Đông Nam Á có Indonesia xếp 4, Việt Nam xếp thứ 7 thế giới (trên Ấn Độ xếp 8), Malaysia xếp thứ 9, Thái Lan xếp 11... Có bốn biến thể đáng quan ngại là Alpha, Beta, Gamma, đặc biệt là Delta, ngoài ra các biến thể đáng quan tâm có Lambda, Mu... Các nước Mông Cổ, Israel, Gruzia, Malaysia ở châu Á, Montenegro và Kosovo ở châu Âu, Cuba và một số đảo quốc nhỏ vùng Caribe đứng đầu về tăng số ca nhiễm trên tổng dân số trong vòng hai tuần gần nhất. Các nước có số ca tăng gấp đôi nhanh nhất là Grenada (5 ngày), Brunei (7 ngày), Dominica (8 ngày), Việt Nam xếp vị trí thứ 7 khi chỉ mất 24 ngày, xếp tiếp theo là Lào và Thái Lan vị trí 8 và 9 thế giới. New Caledonia có cả tử vong đầu tiên ngày 10 tháng 9. Các nước có tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao nhất là UAE, Bồ Đào Nha Qatar, Tây Ban Nha và Singapore (8 tháng 9). Đến 15 tháng 9 năm 2021 thế giới có hơn 227 triệu ca nhiễm và hơn 4,67 triệu ca tử vong (tài liệu WHO thì hơn 226 triệu ca nhiễm và hơn 4,65 triệu tử vong). Đứng đầu về ca nhiễm là Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Anh. Đứng đầu về tử vong là Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico. Trong tuần gần nhất số ca nhiễm giảm 8%. và tử vong giảm 4% so với tuần trước. Mỹ đứng đầu về ca nhiễm mới, tiếp theo là Anh. Israel đứng đầu về tỷ lệ dân số nhiễm mới trong tuần gần nhất, trên 1000 ca/ 1 triệu dân. Ngày 21 tháng 9 Anguilla ghi nhận ca tử vong đầu. Tính đến 23 tháng 9 trong tuần gần nhất thế giới ghi nhận khoảng 3,5 triệu ca giảm 8% so với tuần trước, chết hơn 56.000 người giảm 9% so với tuần trước. Mỹ đứng đầu về ca mới và tử vong trong tuần. Trong 14 ngày gần nhất Mỹ đã giảm 12% ca nhiễm, giảm 10% nhập viện nhưng tăng 35% tử vong so với số liệu 14 ngày trước nữa. Châu Á ngoài hai nước chưa công bố có ca nhiễm nào, có Trung Quốc được xem là kiểm soát dịch tốt khi số ca nhiễm tuần gần nhất thấp hơn 10 nước trong khối Asean. Dịch cũng được kiểm soát tốt ở Đài Loan, Hồng Công, ở Bhutan, một số nước vùng Vịnh. Việt Nam một số ngày đã nằm trong top 10 thế giới về số ca nhiễm mới và tử vong. Tại châu Âu, dịch được kiểm soát tốt ở các nước Bắc Âu và một số nước Đông và Trung Âu như Ba Lan,Séc, Hungary...Tại châu Mỹ, Cuba tuy là nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng số ca mới còn lớn, một số nước nghèo như Nicaragua, Haiti số ca ghi nhận rất thấp. Các nước Nam Mỹ như Argentina, Colombia hay Peru từng là điểm nóng đến giữa tháng 9 số ca mới giảm rất nhiều. Châu Phi số ca cũng giảm và nam và bắc châu lục này ghi nhận nhiều ca hơn trung Phi. Một số nước như Mali hay Chad trong top ca nhiễm bình quân đầu người rất thấp. Ở châu Đại Dương có New Zealand kiểm soát dịch tốt. Tính đến hết tháng 9 năm 2021, thế giới đã trên 234 triệu ca nhiễm và gần 4,8 triệu tử vong. Tuần gần nhất đến hết tháng 9 số ca nhiễm mới và tử vong giảm 9% và 8% so với số liệu tuần trước. Tuy nhiên theo ngày số ca lên xuống không ổn định. Mỹ đứng đầu số ca nhiễm mới và tử vong mới trong tuần (một số ngày trên 2.000 tử vong/ngày). Có 45 nước có trên 10.000 ca nhiễm trong tuần, trong đó tăng nhanh nhất theo tỷ lệ % so với tuần trước là Romania, Ukraine ở châu Âu, Hàn QuốcSingapore ở châu Á. Số ca giảm ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi nhưng tăng ở châu Âu và châu Đại Dương. Tại châu Âu, trong số 9 nước nhiều ca nhất, ngoài Romania, Ukraine thì Serbia cũng có xu hướng tăng nhanh trở lại, Đức tuy có giảm nhẹ nhưng tử vong tăng so với tuần trước, dịch có xu hướng giảm ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha nhưng còn nghiêm trọng ở Anh và Nga. Tại châu Á, hai nước số ca nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ (tăng nhẹ) và Ấn Độ (giảm đáng kể). Tại Đông Nam Á, số ca giảm so với tuần trước ở 7 trên 11 nước, chỉ tăng ở Singapore, Campuchia, Lào, Brunei. Trung Quốc, nước được dự đoán là tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới năm 2021, vẫn được xem là chống dịch tốt khi cộng dồn từ đầu dịch số ca nhiễm trên dân số thấp thứ 6 thế giới, chỉ sau 5 nước dân số dưới 1 triệu, trong top 30 nước số ca nhiễm trên dân số thấp nhất chỉ có hai nước trên 100 triệu dân, ngoài Trung Quốc là Nigeria. Trung Quốc chỉ có 908 ca đang nhập viện, số liệu cuối tháng 9, xếp 156 thế giới. Theo Hãng tin Reuters công bố sáng 2-10, số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới đã vượt qua ngưỡng 5 triệu ca. Reuters cho thấy nếu mốc 2,5 triệu ca tử vong đầu tiên đã được ghi nhận trong hơn một năm kể từ khi bùng phát dịch, thì mốc 2,5 triệu ca tiếp theo được ghi nhận chỉ trong 236 ngày.Tính đến 18 tháng 10, châu Á vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất mặc dù châu Âu là nơi có ca tử vong lớn nhất. Trong một tuần gần nhất Mỹ, tiếp đến là Anh và Nga là các nước nhiều ca nhiễm mới nhất, trong khi Mỹ, Nga và Rumani là các nước đứng đầu số tử vong mới. Số ca nhiễm tiếp tục tăng khi so sánh với tuần trước ở châu Âu, nhưng giảm ở các châu lục và khu vực còn lại. Ở châu Âu, ngoài Anh và Nga, thì một số nước Trung Âu như Rumani, hay Ucraina, một số nước vùng Bantích, và Nam Âu (như Xécbia, Bungari, Hy Lạp) có xu hướng tăng lên, kể cả ở Ba Lan hay Hunggari, là những nước dịch ít nghiêm trọng hơn. Tại châu Á, dịch có xu hướng tăng nhanh ở vùng Cápca nhưng giảm ở nhiều khu vực khác. Ở Bắc Mỹ, 9/10 nước có số ca nhiễm trên tổng dân số cao nhất là các đảo quốc nhỏ ở vùng Caribê, nước còn lại là Mỹ xếp thứ 9, và Cuba nước đang giảm số ca xếp thứ 11. Tại Nam Mỹ, 4 nước có số ca nhiễm mới cao nhất thì Braxin, Vênêduê la, Colombia giảm, nhưng tăng ở Chile. Số ca và tử vong toàn cầu vẫn có xu hướng giảm xuống. Tính đến 18 tháng 10, có hơn 17,7 triệu người đang nhập viện, trong đó cao nhất là các nước Mỹ (gần 9,6 triệu), Anh (hơn 1,4 triệu), Nga (gần 800.000), Thổ Nhĩ Kỳ (gần 500.000), Mêhicô (hơn 355.000),... Việt Nam xếp thứ 29 thế giới về số người đang nhập viện. Tính đến hết tháng 10 năm 2021, cả thế giới đã có trên 247 triệu ca nhiễm, trên 5 triệu ca tử vong, và hiện tại hơn 18,3 triệu ca nhập viện. Mỹ đứng đầu về số ca nhập viện, hơn 9,3 triệu, tiếp đến là Anh với hơn 1,5 triệu và Nga hơn 0,9 triệu, tính đến 31 tháng 10. Trong tuần gần nhất số ca giảm 0,4% và tử vong tăng 2% khi so sánh với tuần trước. Nga đứng đầu thế giới về số tử vong trong tuần, với gần 8.000 tử vong, tiếp theo là Mỹ hơn 7.500 tử vong. Dịch có xu hướng tăng nhanh ở châu Âu, nhưng giảm ở các châu lục - khu vực còn lại. Trong số gần 3 triệu ca nhiễm mới trong tuần thì châu Âu là hơn 1,5 triệu, chiếm quá nửa. Nga, Ukraina, RumaniAnh là các nước có nhiều ca nhiễm mới nhất trong tuần ở châu Âu. Nga một số ngày có trên 1000 tử vong / ngày và cao nhất thế giới tính theo ngày. Dịch cũng khá nghiêm trọng ở một số nước châu Á, bao gồm Việt Nam tăng 29% so với tuần trước, tại Xinhgapo, Hàn Quốc hay tại một số nước vùng Cápca. Tại châu Mỹ, một số đảo quốc vùng Caribe tỷ lệ ca nhiễm theo đầu người còn cao nhưng có xu hướng giảm. Tính đến 6 tháng 11 năm 2021, cả thế giới quá 250 triệu ca nhiễm, trên 5,06 triệu ca tử vong. Thời điểm hiện tại có hơn 18,6 triệu ca nhập viện, đứng đầu là Mỹ hơn 9,2 triệu nhập viện, Anh gần 1,6 triệu nhập viện, tiếp theo là Nga, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước Montenegro, Seychelles đang đứng đầu về số ca nhiễm bình quân theo đầu người, trong khi Peru sau đó là Bulgaria đứng đầu về số ca tử vong bình quân theo đầu người. Có 12 nước / vùng có ca nhiễm nhưng chưa ghi nhận tử vong đều rất ít dân, trong khi 10 nước có số tử vong bình quân đầu người thấp nhất thì 5 nước ở châu Phi, Trung Quốc, Lào, Butan ở châu Á, Niu Dilân và Vanuatu ở nam Thái Bình Dương. Trong tuần gần nhất tính đến 6 tháng 11, toàn thế giới số ca nhiễm mới tăng 2%, nhưng tử vong giảm 5%. Châu Âu tăng 9%, châu Phi tăng 0,6%, các châu lục khác số ca nhiễm trong vòng 7 ngày giảm so với 7 ngày trước đó. Châu Âu vẫn chiếm quá 50% số ca mới toàn cầu trong tuần, tăng nhanh ở nhiều nước như Nga, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Séc, Áo, Hy Lạp...Tại Bắc Mỹ, Mỹ số ca giảm 7% trong tuần, Cuba giảm tới 39%. Tại Nam mỹ, Brazil tiếp tục giảm, nhưng Colombia và Ecuado tăng. Tại châu á, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5 trong tuần nhưng tăng tới 48% so với tuần trước, dịch đã xuất hiện trên tất cả các tỉnh thành. Xếp trên Việt Nam là Ấn Độ, Iran, Thái Lan đều giảm, còn Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu tăng 8%. Trung Quốc đứng đầu châu Á về tăng %, tới 59% nhưng số ca thực tế chỉ có 580 xếp 35 châu Á và không có tử vong. Xếp tiếp theo về tăng % là Việt Nam, sau đó là Lào, đảo Síp, Manđivơ đều 39%. Tại châu Phi, trong số các nước trên 1.000 ca mới trong tuần chỉ Bốtxoana là tăng nhanh, châu Đại Dương chỉ Niu Dilân là tăng nhanh còn lại đều giảm. Tonga có ca nhiễm đầu tiên ngày 30 tháng 11.Tính đến 22 tháng 11 năm 2021 trong tuần gần nhất số ca mắc tăng 10%, và tử vong tăng 0,6% so với số liệu tuần trước đó. Trong số hơn 3,8 triệu ca trong tuần của thế giới thì châu Âu hơn 2,3 triệu ca mắc, tăng hơn 17% so với số liệu tuần trước. Đức đứng đầu số ca mới ở châu Âu, và xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Về tử vong trong số gần 50.000 tử vong trong tuần toàn cầu, châu Âu là gần 27.000 chiếm quá nửa. Nga đứng đầu thế giới số tử vong trong tuần, xếp trên Mỹ (vị trí thứ hai). Châu Á trong tuần giảm 5% khi so với tuần trước, trong top 10 châu Á chỉ Việt Nam tăng 19%, xếp thứ 5, còn lại giảm ở 9 nước khác, bao gồm Ấn Độ, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Thái Lan, Malaixia và 3 nước vùng Cápca. Tính riêng ngày 22 tháng 11 Việt Nam xếp thứ hai châu Á, 11 thế giới về số ca mắc mới, chỉ sau Thổ Nhĩ Kỳ một nước giáp châu Âu. Khu vực Đông Á và Đông Nam Á, ngoài Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có số ca rất thấp, thì Nhật Bản, Campuchia cũng được xem là khống chế dịch tốt, tuy nhiên một số nước khác như Hàn Quốc, Lào có xu hướng tăng. Các nước vùng Vịnh (UAE, Cata, Baranh...) số ca giảm xuống rất thấp, tương tự một số nước Nam Á như Bănglađét hay Pakistan... số ca giảm sâu. Nhiều nước Nam Mỹ và Trung Mỹ không chế dịch tốt, số ca giảm đáng kể ở nhiều nước Trung Mỹ, nhưng tại Mỹ trong tuần tăng 11%. Một số đảo quốc nhỏ vùng Caribê dịch còn nghiêm trọng. Châu Phi trong tuần giảm 5% còn châu Đại Dương tăng 3% bao gồm tăng ở cả Úc, Niu Dilân và Papua Niu Ghinê. Tính đến ngày 27 tháng 11 tuần gần nhất số ca nhiễm mới tăng 2% nhưng tử vong giảm 4% so với số liệu một tuần trước đó. Châu Âu vẫn là điểm nóng chiếm gần 2,5 triệu ca mắc mới trên tổng số hơn 3,8 triệu ca mắc mới toàn cầu. Mỹ vẫn đứng đầu thế giới số ca mắc mới nhưng giảm 31% so với tuần trước. Trừ Bắc Mỹ, còn các khu vực khác dịch đều tăng. Tại châu Á trong top 10 trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Gióoc đa ni, Hàn Quốc dịch vẫn tăng, còn dịch giảm ở 6 điểm nóng khác. Đáng chú ý là dịch giảm sâu ở một số nước tỷ lệ tiêm chủng thấp, như Ấn Độ tiêm đủ liều dưới 30% Indonesia mới có 33%, I rắc mới hơn 11%, Băng la đét hơn 21%, Pakistan hơn 22%, Nêpan hơn 27%, Mianma hơn 19%...(theo WHO). Biến chủng mới B.1.1.529 xuất hiện lần đầu ở Nam Phi đang đe dọa nỗ lực dập dịch của thế giới. Tính đến 30 tháng 11 năm 2021, có hơn 263 triệu ca mắc và trên 5,2 triệu ca tử vong toàn cầu. Tuần gần nhất tính đến hết tháng 11, có gần 4 triệu ca mắc mới tăng 1% và tử vong hon 48.000 giảm 5% khi so sánh với số liệu tuần trước. Mỹ đứng đầu về số ca mắc mới, giảm 17%, Đức xếp thứ hai tăng 12% khi so sánh với số liệu tuần trước. Châu Âu xếp đầu các khu vực với hơn 2,5 triệu ca mắc mới. Tại châu Á, Việt Nam đã xếp thứ hai châu lục chỉ sau Thổ Nhĩ Kỳ giáp châu Âu về số ca mắc trong tuần. Thổ Nhĩ Kỳ tăng 2% số ca mắc mới nhưng giảm 5% về tử vong, Việt Nam tăng 31% về ca mắc mới và tử vong tăng 34%. Trong top 10 châu Á số ca nhiễm mới, ngoài hai nước trên thì chỉ có Gióóc đa ni và Hàn Quốc là có số ca nhiễm mới là tăng khi so sánh với số liệu tuần trước. Lào là nước có số ca tăng gấp đôi nhanh nhất thế giới theo số liệu ngày 30 tháng 11 trên Niu Dilân và Bácbađô. Châu Phi là châu lục có số ca mắc mới tăng nhanh nhất trong tuần, tới 64%, trong đó Nam Phi là 309%. Tính đến 8 tháng 12, tuần gần nhất thế giới tăng 7% ca mắc và tăng 1% tử vong so với tuần trước. Châu Âu chiếm gần 2,6 triệu ca / hơn 4,3 triệu ca cả thế giới trong tuần. Châu Á số ca nhiễm và tử vong giảm 5% và 9% so với tuần trước, Việt Nam với gần 100.000 ca mắc mới và gần 1.500 tử vong xếp thứ hai châu Á về số ca mắc mới và hai châu Á về tử vong trong tuần, tăng 2% và 23% khi so với tuần trước, một số ngày lọt top 10 thế giới về số ca mắc mới và tử vong mới, xếp 32 thế giới về tổng ca nhiễm và tổng tử vong. Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số ca mắc mới trong tuần, trong khi châu Phi là khu vực tăng nhanh nhất về số ca mắc mới.Tính đến 16 tháng 12 năm 2021 trong vòng 7 ngày gần nhất thế giới trên 4,375 triệu ca mắc mới và trên 48.200 tử vong mới, đứng đầu về ca mắc mới lần lượt là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Hà Lan, Bỉ... Tử vong cao nhất lần lượt là Mỹ, Nga, Ucraina, Ba Lan, Đức, Ấn Độ, Việt Nam, Mêhicô ,...Số ca mắc mới và tử vong mới của Việt Nam tăng lần lượt là 6% và 9%. Hai ngày 15 và 16 tháng 12 thế giới có tới hơn 726.000 và hơn 722.000 ca, là cao nhất tính từ đầu tháng 9 trở lại. Tính đến 22 tháng 12, trong vòng 7 ngày gần nhất thế giới tăng 15% số ca mắc và giảm 7% tử vong khi so sánh 7 ngày trước. Mỹ vẫn đứng đầu về ca mắc mới và tử vong mới, xếp thứ hai về ca mắc là Anh và tử vong là Nga (trong vòng 7 ngày). Dịch tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Canada, Úc, một số nước châu Phi...Châu Á là khu vực duy nhất có số ca mắc giảm khi so sánh với tuần trước. Trong top 10 châu Á, dịch chỉ tăng ở 2 nước là Việt Nam xếp thứ hai và Libăng xếp thứ 10. Một số ngày Việt Nam đã vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ về số ca nằm viện như ngày 21, Việt Nam có trên 381.000 nằm viện, Thổ Nhĩ Kỳ hơn 293.000, ngày 22 Việt Nam có trên 384.000 nhập viện, Thổ Nhĩ Kỳ là trên 289.000. Thế giới ngày 22 tháng 12 có trên 894.000 ca mắc mới, cao thứ ba tính theo ngày từ khi dịch bùng nổ, Việt Nam xếp 11, thứ hai châu Á và đứng đầu Đông Nam Á. Greenland có ca tử vong đầu tiên vào ngày 28 tháng 12. Trong ba ngày cuối năm 2021 lập kỷ lục số ca mắc tính theo ngày, ngày 29 và 31 trên 1,6 triệu ca, ngày 30 gần 1,9 triệu ca. Biến thể Omicron sau khi hoành hành ở nhiều nước châu Phi đã gây ra số ca cao kỷ lục ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp,..Ngày 30 tháng 12 Mỹ ghi nhận trên 572.000 ca mắc. Tính đến hết năm 2021, tuần gần nhất toàn thế giới tăng 60% số ca mắc khi so sánh với tuần trước, nhưng giảm 9% về tử vong khi so với tuần trước. Trong tuần thế giới hơn 8,9 triệu ca nhiễm và gần 42.000 tử vong. Dịch tăng nhanh ở Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Ailen... ở châu Âu, Mỹ, Canada, Argentina... ở châu Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ,... ở châu Á, Úc ở châu Đại Dương...Việt Nam xếp thứ 15 thế giới về số ca mắc trong tuần nhưng về tử vong xếp thứ 6 thế giới tính theo tuần, chỉ sau Mỹ, Nga, Ba Lan, Ấn Độ, Đức. Việt Nam ghi nhận ngày 21/12 người từ Anh về Việt Nam nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).Đây là ca đầu tiên biến chủng mới ở Việt Nam. Tính đến hết 31 tháng 12 năm 2021 toàn thế giới đã có trên 288 triệu ca nhiễm, trên 5,425 triệu ca tử vong, hiện tại hơn 29,3 triệu đang nằm viện, số liệu này là chưa đầy đủ. Mỹ vẫn đứng đầu về số ca nhiễm và tử vong, với hơn 55,6 triệu ca nhiễm và gần 847.000 tử vong. Dịch đã lan ra 222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 20/12, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, hơn 3,3 triệu người đã tử vong vì Covid-19 trong năm 2021. Như vậy tử vong của năm 2021 là cao hơn 2020.Châu lục bị dịch nặng nhất là châu Âu. Theo số liệu của AFP tính đến ngày 1/1/2022, 52 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu đã ghi nhận 100.074.753 ca nhiễm nCoV kể từ khi đại dịch khởi phát cuối năm 2019, tương đương hơn 1/3 trong tổng số 288.279.803 ca nhiễm trên toàn thế giới. Một số nước khu vực Bắc Âu trước bị ảnh hưởng ít hơn khi so với các khu vực khác của châu Âu, nhưng trong đợt dịch này số ca tăng cao. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất trong hơn hai năm dịch ngoài châu Âu là châu Á và Bắc Mỹ (xem thêm ở dưới). Đáng chú ý là trong năm 2021 dịch bùng lên ở một số nước / vùng trong năm 2020 được xem là chống dịch tốt như Mông Cổ (đỉnh dịch trong tháng 9), Xinhgapo (đỉnh dịch tháng 10), Đài Loan (thời gian ngắn tháng 6), Cuba (đỉnh dịch tháng 8 và 9), Lào (đỉnh dịch tháng 12), Campuchia (đỉnh dịch tháng 7), Myanma (đỉnh dịch tháng 7), Úc (đỉnh dịch cuối tháng 12), Việt Nam (đỉnh dịch tháng 9 và tháng 12, ngày 30 tháng 12 gần 20.000 ca mắc)...Một số nước nghèo ở châu Phi, Venezuela, Haiti, Nicaragua ở châu Mỹ, Bhutan ở Nam Á và Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao vẫn được ghi nhận là ít bị dịch. Trung Quốc nước đầu tiên bị dịch đến hết năm 2021 xếp 115 thế giới về số ca mắc và 83 thế giới về tử vong, từ tháng 5 năm 2021 không ghi nhận ca tử vong nào, tính cho đến cuối năm. Tanzania ít chia sẻ thông tin dịch (tuy nhiên một số ngày nước này công bố có vài nghìn ca mắc), trong khi Bắc Triều Tiên và Tuốcmênixtan cùng vài đảo quốc nhỏ Nam Thái Binh Dương không chia sẻ thông tin có ca mắc nào. Một số nước nhỏ chưa có ca tử vong. Một số nước đến cuối năm 2021 được cho là khống chế số ca mắc xuống rất thấp như Nhật Bản, Pakistan , Bănglađét, Nêpan, Indonesia, Campuchia, Myanma, Quata, Ôman, Baranh, Ảrập Xêút, Irắc, Cuba... cho dù các nước này từng trải qua số ca mắc hay số ca mắc trên tổng dân số cao trong năm 2020 hay một vài tháng 2021. Việt Nam được xem là thăng hạng nhanh trong năm 2021, xếp 31 thế giới về ca mắc và 26 thế giới về tử vong tính đến hết năm 2021. Tính tổng thể năm 2021 thế giới trải qua 4 đợt dịch lớn là tháng 1, tháng 4-5, tháng 8 và tháng 12. Trong đó đợt dịch tháng 12 nhiều ca mắc nhất nhưng tử vong không cao bằng ba đợt dịch lớn trước.Đến 31/12/20 có 1 Tổng thống, 2 Thủ tướng, 2 Chủ tịch Quốc hội ở châu Phi, 2 Thủ tướng, 4 Chủ tịch Quốc hội ở châu Á, 4 Tổng thống, 1 Ông hoàng, 7 Thủ tướng, 4 Chủ tịch Quốc hội ở châu Âu, 4 Tổng thống, 1 Thủ tướng, 1 Chủ tịch Quốc hội ở Bắc Mỹ, 2 Tổng thống, 5 Chủ tịch Quốc hội ở Nam Mỹ mắc Covid, có 1 Thủ tướng tử vong, một số cựu Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội một số nước tử vong (xem danh sách ở dưới).

Dịch_virus_corona_ở_Vũ_Hán_2019–20_theo_quốc_gia_và_vùng_lãnh_thổ

Tử vong 5.449.423[3]
Thời gian 17 tháng 11, 2019 (2019-11-17)[2] – hiện tại
(2 năm, 1 tháng, 2 tuần và 4 ngày)
Trường hợp đầu tiên Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc
30°37′11″B 114°15′28″Đ / 30,61972°B 114,25778°Đ / 30.61972; 114.25778
Dịch bệnh COVID-19
Trường hợp xác nhận 292.539.411[3]
Chủng virus SARS-CoV-2
Vắc-xin
  • 4.603.407.090[3] (số lượt tiêm chủng)
  • 3.891.426.770[3] (số lượt tiêm đủ liều)
  • 9.245.440.069[3] (tổng số liều đã tiêm)
Vị trí Toàn thế giới