Đại_dịch_COVID-19_theo_quốc_gia_và_vùng_lãnh_thổ
Đại_dịch_COVID-19_theo_quốc_gia_và_vùng_lãnh_thổ

Đại_dịch_COVID-19_theo_quốc_gia_và_vùng_lãnh_thổ

Phong toảBài viết này liệt kê các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi và các phản ứng của họ đối với coronavirus chịu trách nhiệm về đại dịch COVID-19 đang diễn ra lần đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Bài viết có thể không bao gồm tất cả các phản ứng và biện pháp chính được cập nhật gần đây nhất.Các ca đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc tháng 12 năm 2019. Tháng 1 năm 2020 ghi nhận các ca ở Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Pháp... sau đó lan ra toàn thế giới. Tính đến 17 tháng 6, 213 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch (4 vùng lãnh thổ thuộc Mỹ được tính vào Mỹ), chỉ có Bắc Triều Tiên, Turkmenistan, 10 nước Nam Thái Bình Dương dân số dưới 1 triệu chưa bị (không kể một số vùng lãnh thổ nhỏ có thể gộp chung với một quốc gia). Đỉnh dịch tại Trung Quốc trung tuần tháng 2 (ngày 12 tháng 2 là 14.108 ca, chết nhiều nhất ngày 23 tháng 2 với 150 ca). Nước bị dịch mạnh tiếp theo là Hàn Quốc, tăng nhanh cuối tháng 2, đỉnh dịch ngày 3 tháng 3 với 851 ca. ItaliaIran tăng nhanh từ giữa tháng 3, đỉnh dịch tại Italia là 21 tháng 3 với 6.557 ca, Iran với 3.186 ca ngày 30 tháng 3. Dịch sau đó lan rộng ra châu Âu, Tây Ban Nha vượt qua Italia thành tâm dịch, đỉnh điểm 26 tháng 3 với 8.271 ca. Từ cuối tháng 3 dịch giảm nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc nhưng lan mạnh ở Mỹ và nhiều nước châu Âu đặc biệt Tây Âu (kể cả các nước nhỏ như San Marino, Andorra). Mỹ từ tháng 4 hầu hết các ngày đều trên 20.000 ca, ngày 4 tháng 4 tới 34.642 ca, ngày 24 tháng 4 với 39.072 ca, ngày 1 tháng 5 với 36.090 ca,... vươn lên đứng đầu thế giới. Tâm dịch ở Mỹ từ Washington chuyển sang New York, New Jersey từ cuối tháng 3 và từ đầu tháng 6 tăng nhanh ở California, Texas, Florida,... Từ trung tuần tháng 5, dịch giảm đáng kể ở hầu hết các nước Tây Âu trừ Anh, nhưng lại lan mạnh ở Nga, và BelarusĐông Âu (Nga ngày 11 tháng 5 đạt đỉnh dịch 11.656 ca), Brasil, sau đó là Peru, Chile, MexicoMỹ Latinh (Brazil ngày 16 tháng 6 có 37.278 ca), Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là Ả Rập Xê Út, QatarTrung Đông (Iran dịch vẫn mạnh), Ấn Độ, Pakistan, sau đó là BangladeshNam Á (Ấn Độ có 13.103 ca ngày 17 tháng 6). Đầu tháng 7 các nước nhiều ca thêm Nam Phi, Colombia, Argentina. Các nước có dịch mới nhất tính đến 17 tháng 6 là Comoros, Tajikistan (từ 30 tháng 4), Lesotho (từ 13 tháng 5). Tính đến 17 tháng 7 có nhiều ngày trên 200.000 ca mới mỗi ngày toàn cầu (các ngày 2,3, từ 7 đến 11, và từ ngày 14 tháng 7), 28 nước / vùng chưa có tử vong, đến 20 tháng 7 Papua New Guinea có ca tử vong đầu tiên tuy nhiên có tài liệu không tính chết vì covid mà chết nguyên nhân khác. Cập nhật ngày 24 tháng Bảy thế giới kỷ lục số ca mới một ngày (gần 290.000 ca / ngày), Mỹ cũng kỷ lục số ca một ngày (hơn 78.000 ca / ngày), và Uganda có người tử vong vì dịch đầu tiên. Ngày 26 tháng 7 Triều Tiên nghi nhiễm ca đầu tiên tuy nhiên sau xác định chưa có dịch. Ngày 29 tháng 7 Papua New Guinea thông báo 2 ca tử vong đầu tiên. Ngày 31 tháng 7 Việt Nam có 2 ca tử vong vì Covid đầu tiên, bệnh nhân 428 và 437, Fiji cũng có ca tử vong đầu tiên. Tính đến cuối tháng 8 tình hình dịch bệnh toàn thế giới vẫn rất nghiêm trọng, tuy số ca mỗi ngày giảm nhẹ ở Mỹ, Brazil, Nam Phi, Chile, Pakistan... nhưng lại tăng đáng kể hay vẫn nghiêm trọng ở nhiều nước khác như Peru, Colombia, Argentina, Pháp, Tây Ban Nha, Iraq, Philippines,... đặc biệt Ấn Độ ngày 30 tháng 8 lập kỷ lục số ca mới một ngày (gần 79.500 ca). Ấn Độ cũng vượt qua Mexico về số tử vong vì dịch. Tính đến 27 tháng 9 tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn rất nghiêm trọng, nhiều ngày trong tháng trên 300.000 ca / ngày và trên 5000 người chết vì dịch / ngày. Dịch tháng 9 có xu hướng tăng ca nhiều nước châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ukraina, Bỉ, Hà Lan, Đức,... tại Israel ở châu Á, Argentina ở châu Mỹ, và vẫn nghiêm trọng ở nhiều nước khác như Ấn Độ, một số ngày trên 90.000 ca / ngày, ở Mỹ và Brazil (dù có giảm chút xíu), ở Nga, Iran, Iraq, Colombia, Mexico, Peru, Indonesia, Philippines... Có thêm 2 nước / vùng có người chết trong tổng số các nước có ca nhiễm. Ngày 1 tháng 10 thế giới ghi nhận kỷ lục số người chết một ngày (gần 9.000 người) đặc biệt tại Argentina lập kỷ lục số người chết một ngày cao nhất trong số các nước có dịch (3.352 chết, bao gồm 3.050 trường hợp tử vong tại tỉnh Buenos Aires được xác nhận vào ngày 25 tháng 9 đã bị bỏ sót trong các báo cáo trước đó). Ngày 3 tháng 10 Solomon có ca nhiễm đầu tiên. Ngày 7 tháng 10 thế giới lập kỷ lục số ca tính theo ngày, hơn 343.000 ca, có 39 nước số ca trên 1.000 ca/ngày, bao gồm một số điểm nóng mới như Séc, Ba Lan, Rumani, Mianma, Nêpan, Tuynidi, Canada,...Ngày 8 và 9 tháng 10 lại có kỷ lục mới số ca (ngày 9 hơn 380.000 ca, 41 nước trên 1000 ca). Quần đảo Wallis và Futuna có ca đầu tiên 16 tháng 10.Ngày 21 tháng 10 năm 2020, thế giới lập kỷ lục số ca / ngày, trên 437.000 ca (hơn 6.800 chết), riêng châu Âu hơn 193.000 ca (hơn 1.700 chết), trong số 12 nước trên 10.000 ca trong ngày có 8 nước ở châu Âu. Mỹ đứng đầu số ca (hơn 63.600 ca) và số người chết (hơn 1.200 người) trong ngày. Ngày 23 tháng 10 thế giới hơn 490.000 ca (kỷ lục), Mỹ xếp đầu hơn 81.000 ca (kỷ lục nước này). Tính hai tuần 15 đến 27/10 Mỹ có hơn 847.000 ca, hơn 9.800 qua đời, Ấn Độ hơn 707.000 ca, hơn 8.900 qua đời, Pháp hơn 408.000 ca, Brazil hơn 296.000 ca, Anh hơn 259.000 ca... đứng đầu. Dịch tăng nhanh nhất châu Âu, nhiều ngày hơn 200.000 ca/ngày. Ngày 28 tháng 10 thế giới lập kỷ lục số ca, trên 504.000. Quần đảo Marshall có 2 ca đầu tiên.Ngày 30 tháng 10 thế giới lập kỷ lục số ca, hơn 573.000/ngày, châu Âu cũng lập kỷ lục số ca suýt soát 300.000 ca/ngày, Mỹ lập kỷ lục thế giới số ca của một nước trong ngày 101.000 ca/ngày bỏ qua kỷ lục của Ấn Độ 16 tháng 9 (hơn 97.800 ca/ngày). Ngày 4 tháng 11 thế giới lập kỷ lục số người chết vì dịch/ ngày (hơn 9.000 chết / ngày), các nước Mỹ, Nga, Đức, Ba Lan, Ukraina, Séc, Rumani, Marốc, Bồ Đào Nha... đang điểm nóng cũng lập kỷ lục số ca mới tính theo ngày ở mỗi nước. Ngày 5 tháng 11 thế giới lập kỷ lục mới số ca /ngày (hơn 604.000 ca / ngày) và chỉ sau hôm trước về số ca chết (với hơn 8.700 chết/ngày), Mỹ lập kỷ lục số ca / ngày (hơn 118.200 ca /ngày -theo Worldometers, hơn 121.000 ca -theo Johns Hopkins), châu Âu cũng lập kỷ lục số ca / ngày (hơn 310.700 ca /ngày, chiếm hơn 50% toàn thế giới, hơn 3.600 chết/ngày), Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Ba Lan, Ukraina,... lập kỷ lục số ca mới / ngày. Ngày 11 tháng 11 Mỹ lại lập kỷ lục mới số ca. Tổng ca chết trong ngày toàn thế giới là hơn 10.100. Số ca mới trong ngày cao nhất châu Âu, nhưng tính theo nước vẫn là Mỹ. Hai nước, vùng ngày 10-11/11 có ca chết đầu tiên là Saint LuciaGibraltar. Ngày 11/11 Vanuatu có ca nhiễm đầu tiên (trước đó 9/11 American Samoa có ca đầu tiên nhưng có tài liệu gộp vào ca của Mỹ). Ngày 14/11 thế giới một ngày có 575.748 ca, 8.811 tử vong (tính đến 8h10 sáng 15/11 Việt Nam, theo Worldometter, thế giới trong một ngày 575.576 ca, 8.811 tử vong, các nước Tây Ban Nha, Thụy Điển, Oman, Venezuela... chưa số liệu mới, Thụy Sĩ chưa có số liệu ca mới, riêng Mỹ chưa có số liệu cập nhật một số bang, một số hạt / quận một số bang, số liệu của quân đội, nhà tù liên bang...). Ngày 19 tháng 11 Samoa có ca đầu tiên. Tháng 11 là tháng thế giới nhiều ca và nhiều tử vong nhất từ đầu dịch, với nhiều ngày trên 600.000 ca /ngày, trên 10.000 tử vong / ngày. Saint-Barthélemy có tử vong đầu tiên vào 30 tháng 11. Ngày 2 tháng 12 Mỹ lập kỷ lục mới tử vong của một nước trong ngày khi ghi nhận 2.833 tử vong (cao hơn kỷ lục ngày 21 tháng 4 có 2.744 tử vong) (theo JHU thì có 2.658 trường hợp tử vong do Covid-19 đã được báo cáo cao hơn kỷ lục trước đó ngày 15 tháng 4 có 2.603 tử vong), số ca trong ngày cũng hơn 203.000 ca cao hơn cả châu Âu hơn 200.000 ca trong ngày. Theo Dự án Theo dõi Covid (CTP), hôm thứ Tư, 100.226 người đã phải nhập viện với Covid-19, kỷ lục ở Mỹ. Tử vong toàn cầu cũng kỷ lục, con số 12.378 ngày 2 tháng 12. Ngày 3 tháng 12, toàn cầu kỷ lục mới 679.194 ca, tử vong 12.683, Mỹ cũng lập kỷ lục 218..576 ca mới và 2.918 tử vong, mặc dù vậy châu Âu vẫn là khu vực tử vong cao nhất trong ngày. Số người nhập viện ở Mỹ cũng lập kỷ lục, 100.667 người / ngày. Số ca trong 14 ngày gần nhất đến 3/12 ở các điểm nóng: Mỹ hơn 2.395.000 (không tính các vùng quốc hải), Ấn Độ gần 576.500, Brazil gần 491.000, Ý gần 370.000, Nga gần 360.000, Đức gần 251.000, Ba Lan gần 241.000, Anh gần 229.000, Ukraine hơn 188.100, Iran gần 187.700, Pháp gần 179.500, Tây Ban Nha hơn 140.400...(toàn thế giới hơn 8 triệu /14 ngày).Đến 10/11 có 1 Tổng thống, 1 Thủ tướng, 2 Chủ tịch Quốc hội ở châu Phi, 2 Thủ tướng, 4 Chủ tịch Quốc hội ở châu Á, 3 Tổng thống, 1 Ông hoàng, 5 Thủ tướng, 1 Chủ tịch Quốc hội ở châu Âu, 4 Tổng thống ở Bắc Mỹ, 2 Tổng thống, 4 Chủ tịch Quốc hội ở Nam Mỹ mắc Covid (xem danh sách ở dưới).

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_dịch_COVID-19_theo_quốc_gia_và_vùng_lãnh_thổ http://minzdrav.gov.by/ru/sobytiya/v-belarusi-izle... http://www.nhc.gov.cn/yjb/s7860/202003/b4c328ff608... http://www.tribune242.com/news/2020/mar/12/breakin... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32205091 http://a-tv.md/eng/index.php?newsid=78329 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.jmii.2020.03.013 //www.worldcat.org/issn/0261-3077 https://www.theaustralian.com.au/nation/coronaviru... https://www.antarctica.gov.au/news/2020/changes-fo... https://www.health.gov.au/ministers/the-hon-greg-h...