Phong_tỏa_do_COVID-19
Phong_tỏa_do_COVID-19

Phong_tỏa_do_COVID-19

20202021Phong toảDo đại dịch COVID-19, một số biện pháp can thiệp phi dược phẩm thường được gọi là phong tỏa (bao gồm lệnh lưu trú tại nhà, lệnh giới nghiêm, phong tỏa dịch bệnh, vệ sinh an toàn và các biện pháp hạn chế xã hội tương tự) đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những hạn chế này được thiết lập để giảm sự lây lan của SARS-CoV-2, vi rút gây ra COVID-19.[1] Đến tháng 4 năm 2020, khoảng một nửa dân số thế giới đang bị phong tỏa dưới một số hình thức, với hơn 3,9 tỷ người tại hơn 90 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã được chính phủ yêu cầu hoặc ra lệnh ở nhà.[2] Mặc dù các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tương tự đã được sử dụng trong hàng trăm năm, nhưng quy mô phong tỏa vào những năm 2020 được cho là chưa từng có.[3]Nghiên cứu nói chung và nghiên cứu các trường hợp điển hình nói riêng đã chỉ ra rằng phong tỏa có hiệu quả trong việc giảm sự lây lan của COVID-19, do đó làm phẳng đường cong số ca nhiễm.[4] Khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về giới nghiêm và đóng cửa là các biện pháp ngắn hạn để tổ chức lại, tập hợp lại, cân bằng lại nguồn lực và bảo vệ các nhân viên y tế đang kiệt sức. Để đạt được sự cân bằng giữa những hạn chế và cuộc sống bình thường, WHO khuyến nghị cách ứng phó với đại dịch bao gồm vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt, theo dõi tiếp xúc hiệu quả và cách ly khi bị bệnh.[5]Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới đã thực thi việc phong tỏa với mức độ nghiêm ngặt khác nhau. Một số bao gồm kiểm soát toàn bộ việc đi lại trong khi những quốc gia khác đã thực thi các hạn chế dựa trên thời gian. Trong nhiều trường hợp, chỉ những doanh nghiệp thiết yếu mới được phép mở cửa. Các trường học, đại học và cao đẳng đã đóng cửa trên toàn quốc hoặc địa phương ở 63 quốc gia, ảnh hưởng đến khoảng 47 phần trăm dân số sinh viên trên thế giới.[6][7]Bắt đầu bằng việc phong tỏa đầu tiên ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào tháng 1 năm 2020 và trên toàn quốc ở Ý vào tháng 3, việc phong tỏa tiếp tục được thực hiện ở nhiều quốc gia trong suốt năm 2020 và 2021. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2020, toàn bộ 1,3 tỷ dân Ấn Độ đã được lệnh phải ở nhà trong thời gian phong tỏa, khiến nước này trở thành nơi phong tỏa chống dịch lớn nhất.[8] Các hạn chế đi lại do đại dịch đã có những tác động xã hội và kinh tế, và đã vấp phải các cuộc biểu tình phản đối ở một số vùng lãnh thổ.