Nam-Bắc_triều_(Trung_Quốc)
Nam-Bắc_triều_(Trung_Quốc)

Nam-Bắc_triều_(Trung_Quốc)

Triều đại Trung Quốc
Nghệ thuật Trung Quốc
Nam Bắc triều (tiếng Trung: 南北朝; bính âm: Nánběicháo, 420-589)[1][2] là một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ soán Đông Tấn mà lập nên Lưu Tống, kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần. Về trình tự, thời kỳ Nam Bắc triều nối tiếp thời kỳ Đông Tấn-Ngũ Hồ thập lục quốc, sau đó là triều Tùy. Do hai thế lực bắc-nam đối lập trong một thời gian dài, do vậy gọi là Nam Bắc triều. Nam triều (420-589) bao gồm bốn triều đại:[chú 1] Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần; Bắc triều (439-589[chú 2]) bao gồm năm triều đại: Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu.Hoàng tộc Nam triều chủ yếu xuất thân từ hàn môn hoặc thứ tộc, họ dần dần nắm giữ được quân quyền nên có thể soán ngôi đoạt hoàng vị.[3] Vào sơ kỳ, kinh tế Nam triều dần được khôi phục, quân lực cường thịnh. Tuy nhiên, do sai lầm về chiến thuật và quân lực của Bắc triều cũng cường thịnh, khiến biên giới liên tục dời về phía nam. Hoàng đế cùng tông thất Nam triều thường đấu tranh đẫm máu để tranh hoàng vị. Đến thời Lương, Lương Vũ Đế hồi tâm hướng thiện, khiến quốc lực lại một lần nữa cường thịnh. Tuy nhiên, đến những năm cuối thời Lương Vũ Đế, quốc gia hủ bại suy sụp, loạn Hầu Cảnh khiến cho thực lực của Nam triều suy kém đi nhiều, đồng thời bị chia rẽ, chính cục "Kiều tính thế tộc" chi phối hoàn toàn tan vỡ. Mặc dù Trần Văn Đế thống nhất Nam triều, song quốc lực đã sút kém, chỉ có thể dựa vào thiên hiểm Trường Giang để chống cự Bắc triều. Bắc triều kế thừa Ngũ Hồ thập lục quốc, là triều đại tân hưng Hồ-Hán dung hợp. Hoàng thất Bắc Ngụy thuộc tộc Tiên Ti, quan viên tộc Hán chịu ảnh hưởng của văn hóa Ngũ Hồ, nhiều người thông hôn với người Hồ, trong khi hoàng thất Tiên Ti cũng chịu sự hun đúc của văn hóa Hán. Triều Bắc Ngụy bị Nhu Nhiên ở phương bắc trói buộc, cho đến sau khi Đột Quyết vốn khá hữu hảo thôn tính Nhu Nhiên thì mới có thể dốc toàn lực để đối phó với Nam triều. Hậu kỳ Bắc Ngụy, sau loạn Lục trấn và nông dân bạo động, thực lực suy yếu đi nhiều. Sau khi Bắc Ngụy phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, không lâu sau lại phân biệt bị Bắc Tề và Bắc Chu thay thế. Bắc Tề chủ yếu do tập đoàn Lục trấn hợp thành,[4] sơ kỳ quân lực cường thịnh. Bắc Chu có ít quân Tiên Ti hơn Bắc Tề, địa vị chính trị không được như Nam triều Trần. Cuối cùng, tập đoàn Quan-Lũng do Vũ Văn Thái khai sáng thôn tính chính quyền Bắc Tề đang ngày càng hủ bại. Sau khi Bắc Chu Vũ Đế qua đời, một người Hán là Dương Kiên nắm giữ chính quyền, thông qua thụ thiện từ Bắc Chu Tĩnh Đế mà kiến lập triều Tùy, sau 8 năm mưu tính thì phát binh diệt Trần, thống nhất Trung Quốc.Về tương đối, Bắc triều chiến tranh không dứt, các giai cấp đối lập; còn Nam triều khá ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, xuất hiện trị thế "Nguyên Gia chi trị" và "Vĩnh Minh chi trị". Nhân khẩu Trung Nguyên từ thời loạn Hoàng Cânloạn Vĩnh Gia đã liên tục dời về phương nam, mang theo sức lao động và kỹ thuật sản xuất. Giang Nam phồn vinh, khiến cho kinh tế Trung Quốc chuyển dịch về phương nam, đến thời Tùy Dạng Đế thì triều đình cho kiến lập Đại Vận Hà.[5] Về phương diện văn hóa, loạn thế tạo cho tư tưởng tự do có được một mảnh đất màu mỡ để phát triển, đề xuất quan điểm "vụ thực cầu trị" và "vô quân luận". Đối với văn học, nghệ thuật, khoa kỹ, có sự khai sáng ra các diễn giải và lý luận độc đáo. Về huyền học, Phật giáo và Đạo giáo đều rất hưng thịnh. Trong đó, phát triển các hang động Phật giáo như hang Mạc Cao, hang đá Mạch Tích Sơn, hang đá Vân Cương, hang đá Long Môn. Về giao lưu đối ngoại cũng rất hưng vượng, đông đến Nhật Bảnbán đảo Triều Tiên, tây đến vùng Tây Vực, Trung Á, Tây Á (đế quốc Sassanid), nam đến khu vực Đông Nam ÁẤn Độ.Sơ kỳ Nam Bắc triều vẫn tuân theo chính trị thế tộc, giai tầng xã hội phân thành "thế tộc", "tề dân biên hộ", "y phụ nhân" cùng nô lệ.[6] Thế tộc nắm giữ một lượng lớn y phụ nhân không cần phải nộp thuế, những người này tiến hành sản xuất và tác chiến cho thế tộc, do đó ảnh hưởng đế số thuế thu được của triều đình. Tuy hoàng đế Nam triều vẫn cần đến sự ủng hộ của thế tộc chủ lưu, song cũng trợ giúp cho hàn môn để cân bằng thế lực chính trị, vào thời Lương còn manh nha xuất hiện chế độ khoa cử.[7] Thế tộc Nam triều do được hưởng an nhàn trong một thời gian dài nên dần dần suy thoái, sau loạn Hầu Cảnh thì tan vỡ triệt để. Ở phương bắc, người Tiên Ti thiếu kinh nghiệm chính trị, do vậy cũng trọng dụng thế tộc người Hán, dẫn đến chọn lọc vay mượn giữa văn hóa hai bên, lâu dần hình thành kết hợp văn hóa, tối thịnh là phong trào Hán hóa dưới thời Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế. Quá trình kết hợp sản sinh xung đột tư tưởng, đấu tranh chính trị, xung đột chủng tộc kịch liệt, như loạn Lục trấn hay phong trào bài Hán của Bắc Tề.[8][9] Bắc Chu thực hiện chính sách "Quan Trung bản vị", dung hợp văn hóa Tiên Ti và Hán nhằm loại bỏ rào cản Hồ-Hán.[10]