Nhà_Lương
Nhà_Lương

Nhà_Lương

Triều đại Trung Quốc
Nghệ thuật Trung Quốc
Lưu Tống
Nam Tề
Lương
Trần
Bắc Ngụy
Đông Ngụy
Tây Ngụy
Bắc Tề
Bắc Chu
Nhà Lương (tiếng Trung: 梁朝; bính âm: Liáng cháo) (502-557), còn gọi là nhà Nam Lương (南梁), là triều đại thứ ba của Nam triều trong thời kỳ Nam-Bắc triềuTrung Quốc, sau thời kỳ của triều đại Nam Tề và trước thời kỳ của triều đại Trần. Kinh đô đặt tại Kiến Khang (nay là Nam Kinh).Nhà Tây Lương (西梁), với kinh đô nằm ở Giang Lăng năm 555 của Lương Tuyên Đế Tiêu Sát, cháu nội của người sáng lập ra nhà Lương (Lương Vũ Đế Tiêu Diễn), được cho là triều đại kế vị hợp pháp của nhà Lương; trên thực tế chỉ là chư hầu của các triều đại kế tiếp nhau như nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chunhà Tùy. Cuối cùng, triều đại này bị Tùy Văn Đế xóa bỏ năm 587.Một số học giả cho rằng triều đại này đại diện cho "thời kỳ hoàng kim" của Trung Hoa cổ đại, và sự sụp đổ của triều đại này đã ngăn trở mạnh sự phát triển của Trung Quốc để trở thành một thế lực mạnh. Tuy nhiên, giả thuyết này còn nhiều mâu thuẫn.Thời gian kết thúc của nhà Lương cũng là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà sử học. Nhiều sử gia coi sự kết thúc thời kỳ trị vì của Lương Kính Đế Tiêu Phương Trí năm 557, khi ông bị buộc phải nhường ngôi cho Trần Bá Tiên, người sáng lập ra nhà Trần, là thời điểm kết thúc nhà Lương. Các học giả khác lại coi sự xóa bỏ Tây Lương năm 587 mới là sự kết thúc thật sự của nhà Lương.

Nhà_Lương

• Kiến Khang rơi vào tay Hầu Cảnh 24 tháng 4, 549[4]
Thời kỳ Nam-Bắc triều
Thủ đô Kiến Khang (502-552, 555-557)
Giang Lăng (553-587)
• 555-557 Lương Kính Đế
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
• 549-551 Lương Giản Văn Đế
• Giải thể 26 tháng 10, 557[6]
• Thành lập 30 tháng 4, 502[3]
• 555-562 Lương Tuyên Đế
• 585-587 Lương Hiếu Tĩnh Đế
Vị thế Đế quốc
• Giang Lăng rơi vào tay Tây Ngụy 7 tháng 1, 555[5]
• 502-549 Lương Vũ Đế
Hoàng đế  
• 552-555 Lương Nguyên Đế