Bắc_Ngụy_Hiếu_Văn_Đế
Bắc_Ngụy_Hiếu_Văn_Đế

Bắc_Ngụy_Hiếu_Văn_Đế

Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế (chữ Hán: 北魏孝文帝; 13 tháng 10 năm 467 – 26 tháng 4 năm 499), tên húy lúc sinh là Thác Bạt Hoành (拓拔宏), sau đổi thành Nguyên Hoành (元宏), là hoàng đế thứ bảy của triều đại Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.Hiếu Văn Đế thi hành một chính sách Hán hóa mạnh mẽ, có ý định tập trung hóa chính quyền và để có thể dễ dàng cai trị một nhà nước đa sắc tộc. Các chính sách này bao gồm cả việc ưu tiên yếu tố Hán trong thẩm mỹ nghệ thuật cũng như buộc các cư dân phải nói tiếng Hán và mặc Hán phục. Ông buộc những đồng bào Tiên Ti của mình cùng những người Hồ khác phải nhận họ người Hán, và đổi họ của hoàng tộc từ Thác Bạt sang Nguyên. Ông cũng khuyến khích hôn nhân dị chủng giữa người Tiên Ti và người Hán.Năm 494, Hiếu Văn dời kinh đô Bắc Ngụy từ Bình Thành (平城, nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây) đến Lạc Dương, một trung tâm quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Việc dời đô phản ánh một sự thay đổi chiến thuật từ phòng thủ chủ động sang phòng thủ thụ động trước Nhu Nhiên. Khi kinh thành di chuyển về Lạc Dương, tầng lớp quân sự ưu tú vẫn tập trung tại cố đô, mở rộng sự khác biệt giữa chính quyền và quân đội. Cư dân tại cố đô vẫn rất bảo thủ, trong khi cư dân tại Lạc Dương lại hăm hở hơn nhiều trong việc chấp nhận các chính sách Hán hóa của Hiếu Văn Đế. Các cải cách của ông vấp phải sự phản kháng từ tầng lớp ưu tú Tiên Ti. Năm 496, có hai âm mưu của các quý tộc Tiên Ti, một tập trung quanh Thái tử Nguyên Tuân, và một tập trung quanh một họ hàng xa là Nguyên Di (元頤). Năm 497, Hiếu Văn Đế phá tan các âm mưu và buộc Thái tử phải tự vẫn.Chinh sách Hán hóa của ông cũng có nhược điểm, ông áp dụng hệ thống phân tầng xã hội của nhà Tấn, dẫn đến việc các quý tộc thiếu khả năng vẫn được đưa lên nắm quyền trong khi những người tài giỏi nhưng có thân phận thấp kém lại không có khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Hơn nữa, việc tiếp nhận văn hóa và nghệ thuật Hán với quy mô lớn của ông đã khiến các quý tộc Tiên Ti trở nên tham nhũng để họ có đủ khả năng sống như tầng lớp ưu tú người Hán, dẫn đến việc quản lý bị xói mòn hơn nữa.Một trong các di sản lâu dài mà Hiếu Văn Đế để lại là việc thiết lập quân điền chế tại Trung Quốc, một hệ thống mà theo đó đất đai sẽ do chính quyền phân phát, hệ thống này tồn tại cho đến loạn An Sử vào giữa thời nhà Đường (618–907).

Bắc_Ngụy_Hiếu_Văn_Đế

Thân mẫu Lý phu nhân, được truy tôn Hoàng hậu
Kế nhiệm Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế
Tên thậtNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên thật
Nguyên Hoàng (元宏)
Niên hiệu
  • Diên Hưng (延興) 471-476
  • Thừa Minh (承明) 476
  • Thái Hòa (太和) 477-499
Thụy hiệu
Hiếu Văn Hoàng đế (孝文皇帝)
Miếu hiệu
Cao Tổ (高祖)
Tiền nhiệm Bắc Ngụy Hiến Văn Đế
Thê thiếp Xem văn bản
Triều đại Bắc Ngụy
Trị vì 20 tháng 9 năm 47126 tháng 4 năm 499
(&0000000000000027.00000027 năm, &0000000000000218.000000218 ngày)
Sinh (467-10-13)13 tháng 10, 467
Mất 26 tháng 4, 499(499-04-26) (31 tuổi)
An táng Trường lăng (長陵)
Hậu duệ Xem văn bản
Thân phụ Hiến Văn Đế