Ngữ_hệ_Ấn-Âu
Ngữ_hệ_Ấn-Âu

Ngữ_hệ_Ấn-Âu

Ngữ hệ Ấn-ÂuNgữ hệ Ấn-Âu là một ngữ hệ lớn, gồm khoảng 445 ngôn ngữ còn tồn tại (theo ước tính của Ethnologue), với hơn hai phần ba (313) thuộc về nhánh Ấn-Iran.[2] Những ngôn ngữ Ấn-Âu có số người bản ngữ lớn nhất là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Hindustan (tiếng Hinditiếng Urdu), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Bengal, tiếng Nga, tiếng Ba Tưtiếng Punjab, tất cả đều có trên 100 triệu người nói. Ngày nay, 42% dân số thế giới nói ít nhất một ngôn ngữ Ấn-Âu như tiếng mẹ đẻ, nhiều nhất trong tất cả ngữ hệ trên thế giới.Ngữ hệ Ấn-Âu hiện diện tại châu Âu, Tây, Trung, và Nam Á. Nó cũng từng tồn tại ở Anatolia (trung và đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), lòng chảo Tarim (Tây Bắc Trung Quốc ngày nay) và đa phần Trung Á, cho tới khi biến mất bởi các cuộc di cư của người Turk (người Đột Quyết) và các cuộc xâm lược của Mông Cổ. Với những văn liệu có từ thời đại đồ đồng (ở các ngôn ngữ Anatoliatiếng Hy Lạp Mycenae), ngữ hệ Ấn-Âu có tầm quan trọng đáng kể trong lịch sử ngôn ngữ học với lịch sử ghi chép dài thứ nhì, sau ngữ hệ Phi-Á.Tất cả ngôn ngữ Ấn-Âu là hậu duệ của một ngôn ngữ tiền sử, được gọi là ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy, từng được nói vào khoảng thời gian nào đó trong thời kỳ đồ đá mới. Dù không có ghi nhận về văn liệu, một số yếu tố về văn hóatôn giáo của người Ấn-Âu nguyên thủy có thể được phục dựng từ văn hóa của người nói ngôn ngữ Ấn-Âu cổ đại và hiện đại.

Ngữ_hệ_Ấn-Âu

Phân bốđịa lý Trước thế kỷ XVI: Châu Âu, Tây, Trung, và Nam Á; ngày nay: toàn cầu
Phân loại ngôn ngữ học Một trong những ngữ hệ chính trên thế giới
Ngôn ngữ con:
Glottolog: indo1319[1]
ISO 639-2 / 5: ine
Ngôn ngữ nguyên thủy: Ấn-Âu nguyên thủy