Ngữ_tộc_German
Ngữ_tộc_German

Ngữ_tộc_German

Ngữ tộc GermanChủ đề Ấn-ÂuAlbania · Armenia · Balt-Slav (Balt  · Slav)  · Celt  · German  · Gốc Hy Lạp (Hy Lạp)  · Ấn-Iran (Ấn-Arya  · Iran)  · Gốc Ý (Rôman)Anatolia  · Tochari  · Cổ Balkan  · Dacia  · Illyria  · Liburnia · Messapia · Mysia · Paeonia · Phrygia · ThraciaÁ: Người Tiểu Á (người Hitti, người Luwia)  · Người Armenia  · Các dân tộc Ấn-Iran (các dân tộc Iran  · các dân tộc Ấn-Arya)  · Ngời Tokharia  Ngữ tộc German (phiên âm tiếng Việt: Giéc-man) là một nhánh của ngữ hệ Ấn-Âu, là các ngôn ngữ mẹ đẻ của hơn 500 triệu người[nb 1] chủ yếu ở Bắc Mỹ, châu Đại Dương, Nam Phi, và Trung, TâyBắc Âu. Đây là nhóm ngôn ngữ phổ biến thứ ba trong ngữ hệ Ấn-Âu, sau nhóm gốc ÝẤn-Iran.Ngữ chi German Tây gồm ba ngôn ngữ German phổ biến nhất: tiếng Anh với chừng 360–400 triệu người bản ngữ,[3][nb 2] tiếng Đức với hơn 100 triệu người nói,[4]tiếng Hà Lan với 23 triệu người bản ngữ. Những ngôn ngữ German Tây đáng kể khác là Afrikaans—một ngôn ngữ con của tiếng Hà Lan với 7,1 triệu người bản ngữ,[5] tiếng Hạ Đức với chừng 6,7 triệu người bản ngữ (được xem là một tập hợp phương ngữ riêng biệt; 5 triệu người tại Đức[6] và 1,7 triệu người ở Hà Lan),[7] rồi tiếng Yiddish (từng có tới 13 triệu người nói[8]) và tiếng Scots, cả hai đều có 1,5 triệu người bản ngữ.Những ngôn ngữ German Bắc còn tồn tại là tiếng Na Uy, tiếng Đan Mạch, tiếng Thụy Điển, tiếng Iceland, và tiếng Faroe, tổng cộng có chừng 20 triệu người nói.Nhánh German Đông gồm tiếng Goth, tiếng Burgundy, và tiếng Vandal, tất cả đều đã biến mất. Tiếng Goth Krym, dạng ngôn ngữ German Đông biến mất cuối cùng, còn tồn tại đến cuối thế kỷ XVIII ở vài vùng hẻo lánh tại Krym.[9]SIL Ethnologue liệt kê 48 ngôn ngữ German còn tồn tại, trong đó 41 thuộc nhánh German Tây, và 6 thuộc nhánh German Bắc; họ không đặt tiếng Hunsrik vào nhánh nào (dù các nhà ngôn ngữ học thường xem nó là một phương ngữ tiếng Đức).[10]Tổ tiên chung của cả ngữ tộc là ngôn ngữ German nguyên thủy—còn gọi là ngôn ngữ German chung—từng hiện diện vào thiên niên kỷ 1 TCN tại Scandinavia thời đồ sắt. Ngôn ngữ German nguyên thủy, cùng với tất cả các hậu duệ của nó, có một vài đặc điểm ngữ pháp riêng biệt, nổi tiếng nhất là một sự biến đổi phụ âm gọi là luật Grimm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngữ_tộc_German http://www.ethnologue.com/language/afr http://www.noz.de/deutschland-welt/kultur/artikel/... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22323803 //dx.doi.org/10.1126%2Fscience.1207846 http://glottolog.org/resource/languoid/id/germ1287 http://science.sciencemag.org/content/335/6069/657... //www.worldcat.org/issn/0036-8075 http://yivo.org/downloads/Yiddish.pdf http://www.ne.se/spr%C3%A5k/v%C3%A4rldens-100-st%C... https://www.ethnologue.com/subgroups/germanic