Tiếng_Hà_Lan
Tiếng_Hà_Lan

Tiếng_Hà_Lan

Tiếng Hà LanTiếng Hà Lan hay tiếng Hòa Lan (Nederlands (trợ giúp·thông tin)) là một ngôn ngữ thuộc nhánh phía Tây của Nhóm ngôn ngữ German, được nói hàng ngày như tiếng mẹ đẻ bởi khoảng 23 triệu người tại Liên minh châu Âu — chủ yếu sống ở Hà LanBỉ — và là ngôn ngữ thứ hai của 5 triệu người.[1][2][4][5]Ngoài hai quốc gia thuộc Vùng đất Thấp, đây là bản ngữ của đa phần người dân Suriname, cũng như vị thế chính thức tại các nước vùng CaribeAruba, CuraçaoSint Maarten. Các nhóm thiểu số có nguy cơ bị biến mất vẫn còn có mặt tại Pháp,[6] Đức, và ở Indonesia,[n 1] trong khi khoảng nửa triệu người bản ngữ định cư tại Hoa Kỳ, CanadaÚc.[n 2] Các phương ngữ Hà Lan ở Cape Town thuộc miền nam châu Phi đã biến đổi thành tiếng Afrikaans, một ngôn ngữ kế tục được hiểu chung[n 3] được khoảng 16 triệu người dùng, chủ yếu ở Nam PhiNamibia.[n 4]Tiếng Hà Lan là một trong những ngôn ngữ gần gũi với tiếng Đứctiếng Anh[n 5] và được coi là hòa trộn giữa hai ngôn ngữ này.[n 6] Tiếng Hà Lan, như tiếng Anh, không chịu ảnh hưởng của sự chuyển đổi phụ âm tiếng Đức cao, không sử dụng dấu umlaut với chức năng ngữ pháp, bỏ đi phần lớn việc dùng thức giả định, và đã cân bằng nhiều phần hình thái ngôn ngữ, trong đó có hệ thống cách.[n 7] Những đặc trưng giống như tiếng Đức gồm có sự tồn tại ba giống ngữ pháp — mặc dù ít quan trọng về ngữ pháp[n 8] — cũng như việc sử dụng phân từ hình thức (modal particle),[7] sự vô thanh hóa âm tiết cuối, và thứ tự từ tương tự nhau.[n 9] Từ vựng tiếng Hà Lan thuộc hệ German là chính và tiếp nhận nhiều từ mượn Rôman hơn tiếng Đức nhưng ít hơn tiếng Anh.[n 10]

Tiếng_Hà_Lan

Phát âm [ˈneːdərlɑnts]  ( nghe)
Ngôn ngữ chính thức tại  Aruba
 Bỉ
Liên minh châu Âu
 Hà Lan
 Antille thuộc Hà Lan
 Suriname
Benelux
Liên minh châu Âu
UNASUR
CARICOM
Glottolog mode1257[3]
Ngôn ngữ tiền thân
Tổng số người nói 22 triệu
Tổng số (Số người bản ngữ L1 cộng L2): 28 triệu (2012)[1][2]
Phân loại Hệ Ấn-Âu
Quy định bởi Nederlandse Taalunie
(Hiệp hội Ngôn ngữ Hà Lan)
Linguasphere 52-ACB-a (varieties:
52-ACB-aa to -an)
Khu vực Chủ yếu Tây Âu, ngoài ra còn ở châu Phi, Nam MỹCaribe.
Hệ chữ viết Ký tự Latin (và các ký tự đặc biệt)
ISO 639-1 nl
ISO 639-3 tùy trường hợp:
nld – Tiếng Hà Lan/Flemish
vls – Tiếng Flemish Tây (Vlaams)
zea – Tiếng Zeeland (Zeeuws)
Sử dụng tại Chủ yếu Hà Lan, Bỉ, và Suriname; ngoài ra còn ở Aruba, Curaçao, Sint Maarten, cũng như Pháp (Flanders).

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Hà_Lan http://users.pandora.be/michel.vanhalme/hermes29.h... http://www.researchportal.be/en/project/mapping-li... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1498651/... http://www.britannica.com/eb/article-9055348/Nethe... http://www.etymonline.com/index.php?term=nether http://cs.engr.uky.edu/~gstump/periphrasispapers/P... http://www.uoc.edu/euromosaic/web/document/neerlan... http://ec.europa.eu/public_opinion/archives/ebs/eb... http://www.grnnet.gov.na/aboutnam.html http://gtb.inl.nl/iWDB/search?actie=article&wdb=MN...