Tiếng_Đức_Thụy_Sĩ

Tiếng Đức Thụy SĩTiếng Đức Thụy Sĩ (Tiếng Đức chuẩn: Schweizerdeutsch, tiếng Alemanni: Schwyzerdütsch, Schwiizertüütsch, Schwizertitsch Mundart,[note 1] và một số tên khác) là các phương ngữ Alemanni được nói ở khu vực nói tiếng Đức của Thụy Sĩ và trong một số cộng đồng vùng núi caomiền Bắc nước Ý giáp biên giới Thụy Sĩ. Đôi khi, các phương ngữ Alemanni được nói ở các quốc gia khác cũng được nhóm với tiếng Đức Thụy Sĩ, đặc biệt là phương ngữ ở LiechtensteinVorarlberg Áo, có quan hệ chặt chẽ với tiếng Đức Thụy Sĩ.[cần dẫn nguồn]Về mặt ngôn ngữ học, tiếng Alemanni được chia thành Hạ, Thượng và Tối Thượng, tất cả phương ngữ được nói ở cả trong và ngoài Thụy Sĩ. Ngoại lệ duy nhất trong khu vực Thụy Sĩ nói tiếng Đức là đô thị Samnaun nơi nói phương ngữ Bayern. Lý do phương ngữ "Đức Thụy Sĩ" tạo thành một nhóm đặc biệt là việc sử dụng gần như không bị hạn chế như một ngôn ngữ nói trong thực tế mọi tình huống của cuộc sống hàng ngày, trong khi việc sử dụng phương ngữ Alemanni ở các quốc gia khác bị hạn chế hoặc thậm chí bị đe dọa.[cần dẫn nguồn] Các phương ngữ tiếng Đức Thụy Sĩ không nên nhầm lẫn với tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ, dạng tiếng Đức chuẩn được sử dụng ở Thụy Sĩ. Hầu hết mọi người ở Đức không hiểu tiếng Đức Thụy Sĩ. Do đó, khi một cuộc phỏng vấn với một người nói tiếng Đức Thụy Sĩ được phát trên truyền hình Đức cần thiết phải có phụ đề.[4] Mặc dù tiếng Đức Thụy Sĩ là ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng từ 6 tuổi, học sinh Thụy Sĩ phải học thêm tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ ở trường và do đó có khả năng hiểu, viết và nói tiếng Đức chuẩn theo mức độ khác nhau tuỳ vào trình độ học vấn.

Tiếng_Đức_Thụy_Sĩ

Phát âm [ˈʃʋitsərˌd̥ytʃ]
Glottolog swis1247[2]
wals1238[3]
Tổng số người nói 4,93 triệu ở Thụy Sĩ
Con số không rõ ở Đức (không bao gồm Alsatia) và Áo
IETF gsw-CH[1]
Phân loại Ấn-Âu
Linguasphere 52-ACB-f (45 varieties: 52-ACB-faa to -fkb)
ISO 639-3 gsw (with Alsatian)
ISO 639-2 gsw
Sử dụng tại Thụy Sĩ (tiếng Đức), Liechtenstein, Vorarlberg (Áo), Piedmont & Thung lũng Aosta (Ý)