Người_Saka
Người_Saka

Người_Saka

Người Saka hay người Sakai (tiếng Iran cổ Sakā; tiếng Hy Lạp cổ Σάκαι, Sakai; tiếng Phạn Śaka) là những bộ lạc dân du mục gốc Iran[1][2][3] sinh sống theo kiểu di cư tại các vùng bình nguyên Á-Âu kéo dài từ Đông Âu tới khu vực thuộc Tân Cương (Trung Quốc), từ thời kỳ Ba Tư cổ tới thời kỳ Ba Tư trung khi họ bị thay thế hay khi hòa hợp lại với những người nói tiếng Turk trong thời kỳ di cư của người Turk. Trong thời kỳ đế chế Achaemenid phần lớn lãnh thổ của họ là xatrapy[4] Saka, được đặt tên theo tên gọi của giống người này. Họ cũng sinh sống trong các tỉnh khác của Iran cổ đại[5].Người Hy Lạp cổ đại gọi người Saka là người Scythia nhưng công nhận rằng trong ngôn ngữ của đế quốc Ba Tư thì họ được gọi gần như là Sakai. Đối với họ tên gọi Sakai ngoài việc chỉ toàn bộ người Scythia còn mang nghĩa rõ ràng để chỉ những người sống tại khu vực Trung ÁViễn Đông. Những cư dân được đề cập tới sau nhất tại đoạn trước đây sinh sống trong khu vực ngày nay là Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, một phần của Ấn Độ, một phần của Iran, khu vực dãy núi Altay, Siberi tại NgaTân Cương của Trung Quốc trong các thế kỷ trước năm 300, khi bắt đầu thời kỳ Ba Tư trung. Vì thế người La Mã công nhận cả Sacae (người Saka) lẫn Scythae (người Scythia).Người Scythia được công nhận trong các ngôn ngữ cổ đại tại cả hai đầu phạm vi sinh sống của họ. Người Trung Quốc gọi họ là 塞, Hán ngữ cổ *sək, phiên âm Hán-Việt: tắc). Ở phía tây, họ là những người gốc Iran đầu tiên đặt chân tới Trung Đông. Người Assyria trong thời kỳ trị vì của vua Esarhaddon (thế kỷ 7 TCN) đã ghi chép về chiến dịch chống lại dân tộc mà họ gọi trong tiếng Akkad là Ashkuza hay Ishhuza [6]. Hugo Winckler là người đầu tiên gắn họ với người Scythia và sự nhận dạng này vẫn tồn tại mà không có nghi vấn hệ trọng nào. Họ cũng gắn liền với Gimirrai[6] những người Cimmeria được người Hy Lạp cổ đại biết đến. Những người Scythia này chủ yếu có liên quan tới việc định cư tại vương quốc Urartu, sau này là Armenia. Huyện Shakashen (Shacusen), tỉnh Utik (Uti) phản ánh tên gọi của họ[7]. Trong các văn bản Do Thái cổ đại, Ashkuz (Ashkenaz) thậm chí còn được coi là hậu duệ trực tiếp (con trai cả) của Gimirri (Gomer)[8]. Người Scythia cũng trải rộng vào Ukraina phía nam Kiev vào Thrace cùng Macedon[9]. Để thừa nhận thực tế rằng những người thứ hai này là khác biệt đủ để xứng đáng với tên gọi riêng biệt, đế chế Achaemenid đã tạo ra một xatrapy riêng biệt cho họ, gọi là Skudrā, mặc dù ai là người sử dụng thuật ngữ này đầu tiên, người Hy Lạp hay người Ba Tư, vẫn còn là chưa rõ. Tên gọi này xuất hiện trong tiếng Elamite như là iš-ku-ud-ra và trong tiếng Akkad như là is-ku-du-ru[10]. Không phải mọi người gốc Iran sinh sống ở phía bắc đều được gọi là người Scythia, mặc dù họ có thể được coi là như vậy. Người Issedonngười Massagetae nói chung cũng ở một khu vực nào đó ở phía bắc của biển Đen.Không có bằng chứng cho thấy trong thời kỳ Ba Tư cổ thì người Scythia nói thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Iran cổ, mặc cho thực tế là họ đã được ấn định các tên gọi theo vùng miền. Tuy nhiên, bức tranh ngôn ngữ là hoàn toàn khác hẳn trong thời kỳ Ba Tư trung. Các dấu tích còn lại duy nhất của tiếng Saka đến từ Tân Cương, Trung Quốc, nhưng ngôn ngữ tại đây đã rẽ ra xa khỏi phần còn lại của các thứ tiếng Iran và được gọi tương ứng là tiếng Iran đông hay đông bắc. Nó cũng được chia ra thành hai phương ngữ khác biệt[11].Vào thời kỳ Iran trung, người Scythia hoặc là bị biến đổi thành các dân tộc với các tên gọi khác như người Sarmatia, người Alanngười Roxolani, hoặc là bị thay thế hay bị đồng hóa thành người Hung.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Saka http://www.iranica.com/newsite/articles/unicode/v2... http://www.iranica.com/newsite/search/index.isc http://www.sacred-texts.com/hin/m02/m02026.htm http://tantranand.zaadz.com/blog/2006/10/genetic_j... http://boole.cs.iastate.edu/book/3-%CA%B7(%C0%FA%C... http://www.mssu.edu/projectsouthasia/history/prima... http://www.journals.uchicago.edu/AJHG/journal/issu... http://depts.washington.edu/silkroad/texts/hhshu/h... http://depts.washington.edu/silkroad/texts/weilue/... http://evolutsioon.ut.ee/publications/Kivisild2003...