Quân_đội_Phổ
Quân_đội_Phổ

Quân_đội_Phổ

Quân đội Hoàng gia Phổ (tiếng Đức: Königlich Preußische Armee) là lực lượng quân sự của Vương quốc Phổ (nguyên là lãnh địa Tuyển hầu tước Brandenburg trước năm 1701). Quân đội Phổ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đưa Nhà nước Phổ-Brandenburg vươn lên làm một liệt cường của châu Âu. Trong những năm tháng hào hùng của lực lượng Quân đội Phổ, người ta phải gọi Nhà nước Phổ là "một đội quân có quốc gia".[1] Đội quân này có bản chất độc đáo và là đội quân duy nhất trong lịch sử cận - hiện đại có kỷ cương hoàn toàn xuất sắc như các Binh đoàn Lê dương La Mã năm xưa.[2] Nhờ sự gầy dựng của Vương triều Hohenzollern tài ba, Quân đội Phổ hùng mạnh đưa đất nước trỗi dậy cường thịnh đến mức đi vào huyền thoại.[3] Tổng quan, những năm tháng huy hoàng nhất của Quân đội Phổ là 1675, 17571813, với những thắng lợi vang dội của họ trước các cường địch.[4]Lực lượng Quân đội Phổ có nguồn gốc từ những đội quân đánh thuê của xứ Brandenburg trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm. Tuyển hầu tước Vĩ đại Friedrich Wilhelm I đã đưa những đội quân này trở thành một lực lượng Quân đội thường trực hữu dụng, đánh tan tác quân tinh nhuệ Thụy Điển trong trận đánh vang dội tại Fehrbellin vào năm 1675. Sau đó, ông còn tiêu diệt quân Thụy Điển trong "Cuộc đưa xe trượt tuyết vĩ đại" vào năm 1678.[5] Ông là vị lãnh chúa có công đặt nền móng cho những năm tháng huy hoàng của nước Phổ về sau.[6] Tuy con ông là Quốc vương Friedrich I thích ăn chơi hơn, nhưng vị Quân vương này cũng góp phần xây dựng cơ đồ nước Phổ.[7] Thời ông, nước Phổ tham chiến trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha giúp cho nền quân sự của đất nước được phát triển thêm. Sau khi ông mất, Quốc vương Friedrich Wilhelm I thì không hưởng lạc xa xỉ như vua cha,[7] ông mở rộng lực lượng Quân đội tinh nhuệ của nước Phổ[8] để giúp cho các Quân vương kế tục có thể dễ dàng đánh tan nát lân bang.[9] Là vị Quốc vương đam mê văn hóa quân sự, để thành công công cuộc này, ông sai sứ giả đi khắp Âu châu đã thu nạp tân binh về cho lực lượng Quân đội Phổ.[6] Có lần ông còn chỉ huy Liên quân chống Thụy Điển và đánh thắng Đế quốc này trong cuộc Đại chiến Bắc Âu.[10] Tiếp bước tiên liệt, ông buộc tầng lớp quý tộc Junker phải thần phục và gia nhập quân ngũ.[11]Lực lượng Quân đội Phổ thường vận quân phục màu xanh dương.[12] Dưới triều đại Quốc vương Friedrich II (tức Friedrich Đại Đế), ông tiếp tục gia tăng quân số,[13] nâng cao thanh thế của Vương quốc Phổ và dẫn dắt Quân đội Phổ có tinh thần kỷ cương mà giành chiến thắng trong những cuộc Chiến tranh Silesia (1740 - 1763) vào thế kỷ thứ XVIII. Thời đó, dù là một quốc gia bị cô lập và ít mang tính "Đức" hơn các nước khác của người tộc Đức, Vương quốc Phổ trở nên vô cùng quan trọng vì có vua Friedrich II Đại Đế là người chiến binh xuất sắc nhất của châu Âu thời đó, cùng những tên tuổi sáng chói như Trung tướng Hans Joachim von Zieten và một vị Tướng Kỵ Binh có lẽ còn giỏi hơn nữa là Friedrich Wilhelm von Seydlitz.[14][15] Không những thế, lực lượng Quân đội thiện chiến Phổ khi ấy trở thành hình mẫu cho các nước châu Âu về một đội quân hoàn hảo.[16] Sự huy hoàng của Phổ gắn liền với những chiến thắng oanh liệt, huyền thoại của Quốc vương Friedrich II Đại Đế trong các trận đánh lớn tại Hohenfriedberg (1745), Roßbach, Leuthen (1757) và Zorndorf (1758) trước các cường địch như Áo, Pháp, Nga.[5][17][18] Đây là những chiến tích hiển hách nhất của thế kỷ; ngoài là nhà chiến thuật thiên tài, ông có lòng kiên cường sắt đá tiếp tục cùng ba quân chiến đấu ngay cả khi bại trận, chuyển bại thành thắng.[18][19] Trong đội quân hùng hậu, dũng mãnh của ông, lực lượng Bộ binh một thời bất khả chiến bại, lực lượng Kỵ binh trở nên siêu việt và các lực lượng nhẹ gây cho quân địch khiếp sợ.[20]Sau khi nhà vua Friedrich II Đại Đế qua đời, cuộc chinh phạt Hà Lan vào năm 1787 đã đem lại cho vị thống soái của Quân đội Phổ là Karl Wilhelm Ferdinand, Quận công xứ Brunswick-Wolfenbüttel tiếng tăm lẫy lừng.[21] Nhưng, trong những năm tháng đầu của các cuộc chiến tranh của Napoléon, Quân đội Phổ bị lỗi thời, và nước Phổ bị Đế chế thứ nhất Pháp đánh bại trong cuộc chiến tranh của Liên minh thứ tư. Tuy nhiên, trong những chiến công hiển hách của Quân đội Phổ trong giai đoạn này có cuộc đấu tranh anh dũng tại Kolberg (1807), giữ vững thành phố này khỏi tay quân Pháp xâm lược.[22] Thế rồi, dưới sự dẫn dắt của quan Thượng thư Bộ Chiến tranh Gerhard von Scharnhorst, các nhà cải cách Phổ (trong đó có những tên tuổi lẫy lừng như Gebhard Leberecht von Blücher, Carl von Clausewitz hay August Neidhardt von Gneisenau[23]) tiến hành hiện đại hóa Quân đội Phổ - một trong những đội quân đánh thắng được nhà độc tài Napoléon Bonaparte trong cuộc chiến tranh của Liên minh thứ sáuLiên minh thứ bảy. Quân đội Phổ thể hiện mình là những chiến binh quả cảm nhất trong liên quân chống Pháp,[24] và đóng vai trò không thể thiếu được với những chiến thắng quyết định trước Napoléon trong các trận đánh vang danh tại Leipzig (1813) và Waterloo (1815) - đại công của Bá tước Gebhard Leberecht von Blücher.[25] Với chiến thắng huy hoàng của mình, nước Phổ lại một lần nữa trở nên uy dũng. Tuy nhiên, một số cải cách đã bị những kẻ thủ cựu - vốn cũng được hưởng lợi từ đại thắng của công cuộc kháng chiến vệ quốc[26] - xóa bỏ, và sau này Quân đội Phổ trở thành một lực lượng bảo vệ của Chính phủ Phổ bảo thủ. Dù sao thì lực lượng Quân đội Phổ trong cuộc kháng chiến chống Napoléon đã mở đường cho sự thiết lập Bộ Tổng tham mưu Đức - một cỗ máy quân sự chuyên nghiệp nhất trên thế giới.[27]Vào thế kỷ XIX, lực lượng Quân đội Phổ được xây dựng vững mạnh, trước tình cảnh Áo - Phổ tranh hùng ở Đức.[28] Các binh sĩ Phổ thiện chiến giành toàn thắng trong các cuộc chiến tranh chống Đan Mạch, ÁoChiến tranh Pháp-Phổ, nhờ đó nước Phổ thống nhất các quốc gia ở Đức và thiết lập Đế chế Đức vào năm 1871. Trong những tên tuổi lớn vào thời kỳ này có Thống chế kiệt xuất Helmuth Karl Bernhard von MoltkeAlfred von Schlieffen,[29][30][31] và chiến thắng của Quân đội Phổ trong ba cuộc chiến tranh ngắn ngủi này đã mang lại cho nước Phổ địa vị bá quyền ở Trung Âu, xua tan tành ảnh hưởng của người Áo và tiêu diệt được cái Đế chế thứ hai của người Pháp.[32] Các chiến binh tinh nhuệ Phổ từng vây hãm được cả sào huyệt Paris của địch thù.[33] Quân đội Phổ trở thành một lực lượng nòng cốt trong Quân đội Đế chế Đức - đội quân đã kế tiếp truyền thống hào hùng chống trả các cường địch thời Friedrich II Đại Đế trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và dù cuộc chiến kết thúc với chiến bại của nước Đức, nhưng có lúc họ đã đẩy liên quân hùng hậu Entente vào thế tuyệt vọng.[34] Họ bị thay thế bằng lực lượng Quân đội Liên bang (Reichswehr) sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Tướng Hans von Seeckt là một viên Sĩ quan hiển hách trong những trang sử vàng son của nước Phổ xưa, lên nắm quyền chỉ huy Quân đội Liên bang và góp phần cho việc hồi phục sức mạnh quân sự, đưa nước Đức trở thành liệt cường quân sự hàng đầu thế giới thời đó.[35]

Quân_đội_Phổ

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa