Helmuth_Karl_Bernhard_von_Moltke
Helmuth_Karl_Bernhard_von_Moltke

Helmuth_Karl_Bernhard_von_Moltke

Bá tước Helmuth Karl Bernhard Graf von Moltke [lưu ý 1] (26 tháng 10 năm 1800 tại Parchim, Mecklenburg-Schwerin24 tháng 4 năm 1891 tại Berlin, Phổ) là một thống chế Phổđế quốc Đức. Ông làm Tổng Tham mưu trưởng quân đội PhổĐức trong 30 năm, từ năm 1857 đến 1887, và được công nhận rộng rãi là "nhà tổ chức quân sự xuất sắc nhất thế kỷ 19 sau Napoléon".[1]. Moltke là người có công đầu trong việc phát triển Bộ Tổng tham mưu Đức thành một cơ cấu chỉ huy quân sự rất hiệu quả, khiến các nước châu Âu khác phải dụng tâm học hỏi. Không những thế, ông còn dẫn dắt quân đội Phổ giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức, góp phần đưa nước Đức thành một cường quốc hàng đầu ở châu Âu, và hỗ trợ đắc lực cho các nước đi chính trị của thủ tướng Otto von Bismarck. Ông thường được biết đến là Moltke Lớn (Moltke der Ältere) để phân biệt với người cháu gọi ông bằng bác là Helmuth Johannes Ludwig von Moltke - tổng tham mưu trưởng Đức trong thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất.[2][3]Moltke xuất thân từ một gia đình quý tộc Bắc Đức, sau di cư sang Đan Mạch và gia nhập quân đội nước này. Năm 1822, ông xin bỏ quân đội Đan Mạch và theo học Học viện Quân sự Phổ. Khác với hình ảnh thông thường của một nhà quân phiệt Phổ, Moltke thông thạo các môn văn hóa, lịch sử. Ông nhận chức vụ đầu tiên trong Bộ Tổng tham mưu vào năm 1828, rồi sang năm 1855, ông trở thành sĩ quan phụ tá của vương tử Friedrich. Dù chưa từng chỉ huy một đơn vị tác chiến nào, năng lực và mối quan hệ gần gũi của Moltke với vương tộc đã khiến ông được Wilhelm I bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Phổ năm 1857. Cùng Thủ tướng Otto von Bismarck và Bộ trưởng Chiến tranh Albrecht von Roon, ông đã thay đổi cơ cấu quân sự Phổ. Ông phát triển một hệ thống chỉ huy trong đó các sĩ quan tham mưu có thể phối hợp tác chiến với đơn vị của mình hầu như là tự động theo bản năng, mà không cần chỉ thị đặc biệt từ các tư lệnh cấp cao. Ông còn đặt ra mục tiêu cho cơ cấu này, là phải tổ chức và chỉ đạo thành công những trận đánh hủy diệt, đánh quỵ hoàn toàn quân chủ lực địch và dứt điểm chiến tranh. Để làm được như vậy, ông đã tận dụng những phát minh khoa học như đường sắtđiện báo nhằm nhanh chóng vận chuyển các đạo quân quy mô lớn về điểm tập kết.[3][4][5]Trong 3 cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức (1864-1871), Moltke đều là người phác thảo kế hoạch tác chiến của quân đội Phổ. Kế hoạch của ông trong chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864 đã không được triển khai hợp lý, làm thắng lợi của Phổ không được nhanh gọn như mong muốn của Moltke. Hai năm sau ông được giao cả quyền bày biện kế hoạch lẫn chỉ đạo chiến dịch trong hai cuộc chống Áo năm 1866chống Pháp các năm 18701871. Dưới sự lãnh đạo chính trị của Bismarck và sự chỉ huy quân sự của Roon, Moltke, quân đội Phổ đã đánh tan đại quân Áo trong trận Königgrätz chỉ 19 ngày sau khi hai nước tuyên chiến trong mùa hè 1866, và bắt gọn cánh quân chủ lực của Pháp trong trận Sedan 7 tuần 2 ngày sau khi khai chiến (1870). Sau chiến thắng, Moltke được phong hàm Thống chế; ông tiếp tục lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu và ra sức củng cố thực lực quân sự Đức, đồng thời tích cực tham gia chính trị. Ông cũng kêu gọi các nhà chính trị, quân sự đàn em không nên thực hiện chính sách đối ngoại hung hăng, kẻo đưa tới một cuộc chiến lan rộng châu Âu. Sau khi Moltke chết, những cảnh báo này đã bị phớt lờ, song các sách lược quân sự, chính trị của Bismarck và Moltke đã khiến nước Đức hòa bình trong hơn một nửa thế kỷ.[3][6][7][8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Helmuth_Karl_Bernhard_von_Moltke http://www.britannica.com http://www.britannica.com/ebi/article-9275893 http://books.google.com/books?id=ZHY-AAAAYAAJ&pg=P... http://www.historynet.com/the-day-of-doom-the-batt... http://www.lbdb.com/TMDisplayLeader.cfm?PID=5309 http://select.nytimes.com/gst/abstract.html?res=F6... http://fhh.hamburg.de/stadt/Aktuell/senat/service/... http://www.reichstag-abgeordnetendatenbank.de/sele... http://gutenberg.spiegel.de/autor/421 http://www.archive.org/details/francogermanwaro00m...