Napoléon_Bonaparte
Napoléon_Bonaparte

Napoléon_Bonaparte

Napoléon Bonaparte (/nəˈpoʊliən ˈboʊnəpɑːrt/,[1] tiếng Pháp: [napɔleɔ̃ bɔnɑpaʁt]; 15 tháng 8 năm 17695 tháng 5 năm 1821) là một chính khách và nhà lãnh đạo quân sự người Pháp, ông nổi lên trong suốt thời gian diễn ra Cách mạng Pháp và lãnh đạo một số chiến dịch thành công trong Cách mạng Pháp. Ông là Hoàng đế Pháp với đế hiệu là Napoleon I từ năm 1804 đến năm 1814 và trở lại ngôi vua vào năm 1815 trong 100 ngày trị vị. Napoleon đã thống trị gần như toàn bộ châu Âu hơn một thập kỉ khi dẫn dắt nước Pháp chống lại một loạt liên minh trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon. Ông đã giành chiến thắng tại hầu hết những trận chiến, lập ra một đế chế rộng lớn thống trị hầu như cả lục địa châu Âu trước khi sụp đổ năm 1815. Ông được xem là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, những cuộc chiến của ông đã được những trường quân sự khắp thế giới nghiên cứu. Đồng thời, Napoleon cũng được nhiều học giả đánh giá là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử loài người.[2][3]Napoleon sinh ra ở đảo Corsica trong một gia đình Ý có nguồn gốc quý tộc. Ông phục vụ như một lính pháo binh trong quân đội Pháp khi Cách mạng Pháp nổ ra năm 1789. Ông nhanh chóng thăng tiến qua các cấp bậc của quân đội, nắm bắt những cơ hội do Cách mạng Pháp tạo ra và trở thành một vị tướng lĩnh cấp cao ở tuổi 24. Hội đồng đốc chính Pháp cuối cùng đã cho phép Napoleon lãnh đạo một đội quân Pháp tấn công Ý sau khi ông đã dẹp tan quân đội nổi dậy phe Bảo hoàng trong trận 13 Vendémiaire chống lại Chính phủ. Ở tuổi 26, ông đã bắt đầu các chiến dịch quân sự đầu tiên chống lại Áo và quốc vương Ý ủng hộ nhà Habsburg - và chiến thắng gần như tất cả trận chiến, chinh phục bán đảo Ý chỉ trong một năm và thành lập Những nền cộng hòa chị em [4] cùng với hỗ trợ từ chính quyền địa phương, ông đã trở thành anh hùng chiến tranh của nước Pháp. Năm 1798, ông dẫn dắt một đội quân viễn chinh tới Ai Cập và điều này trở thành một điểm nhấn lớn cho quyền lực chính trị sau này của ông. Napoleon đã lãnh đạo một cuộc đảo chính trong tháng 11 năm 1799 và trở thành Tổng tài thứ nhất của Nền cộng hòa Pháp. Sau hòa ước hòa bình Amiens năm 1802, Napoleon giành sự chú ý của mình tới các thuộc địa của Pháp. Ông đã bán Lãnh thổ Louisiana cho Hoa Kỳ và ông cố gắng phục hồi chủ nghĩa nô lệ tại những thuộc địa của Pháp ở vùng Caribe. Tuy nhiên, trong khi ông đã thành công trong việc phục hồi chủ nghĩa nô lệ tại phía Đông Caribbe, Napoleon thất bại khi cố gắng khuất phục Saint-Domingue, một thuộc địa mà Pháp từng hãnh diện gọi là Ngọc trai của quần đảo Antilles đã giành độc lập với tên mới là Haiti trong năm 1804. Tham vọng của Napoleon và sự ủng hộ của công chúng dành cho ông đã tạo cảm hứng để ông tiến xa hơn nữa, ông trở thành Hoàng đế đầu tiên của Pháp vào năm 1804. Những bất đồng nan giải với nước Anh khiến nước Pháp đang đối mặt với Liên minh thứ ba. Napoleon đã đập tan liên minh này với thắng lợi trong Chiến dịch Ulm và một chiến thắng lịch sử với Đế chế NgaĐế chế Áo tại trận Austerlitz, và điều này dẫn tới sự sụp đổ của Đế quốc La Mã Thần Thánh. Trong năm 1806, Liên minh thứ tư do Phổ đứng đầu nhằm chống lại Napoleon. Napoleon đã nhanh chóng đánh bại Phổ tại Trận JenaTrận Auerstedt, sau đó chỉ huy quân đội của ông với tên gọi Grande Armée tiến sâu vào Đông Âu và đã đáng bại người Nga trong tháng 6 năm 1807 tại Trận Friedland. Pháp sau đó đã ép các nước Liên minh thứ tư bị đánh bại phải kí Hiệp ước Tilsit trong tháng 7 năm 1807. Trong năm 1809, Áo và Anh đã thách thức Pháp một lần nữa với các chiến dịch của Liên minh thứ năm, nhưng Napoleon đã củng cố chắc chắn sự ảnh hưởng của mình tại châu Âu sau khi chiến thắng tại Trận Wagram trong tháng 7.[5]Napoleon sau đó chiếm bán đảo Iberia, hi vọng mở rộng Hệ thống Lục địa, nhằm bóp nghẹt thương mại của Anh với châu Âu đại lục và đưa anh trai ông Joseph Bonaparte làm vua Tây Ban Nha vào năm 1808. Tây Ban NhaBồ Đào Nha đã nổi dậy chống lại ông với sự ủng hộ của Anh. Chiến tranh Bán đảo kéo dài 6 năm, đây là một cuộc chiến tranh du kích và kết thúc với chiến thắng của những đội quân hợp tác chống lại Napoleon. Hệ thống Lục địa đã gây ra xung đột ngoại giao kéo dài giữa Pháp và các nước bị chiếm đóng[6], đặc biệt là Đế quốc Nga. Người Nga không chịu đựng được những hậu quả kinh tế từ việc suy giảm thương mại và thường thay can thiệp vào Hệ thống Lục địa của Pháp. Pháp mở một cuộc xâm lược lớn vào Nga trong mùa hè năm 1812. Cuộc chiến đã phá hủy nhiều thành phố của Nga, nhưng không mang lại thắng lợi quyết định mà Napoleon mong muốn. Đội quân chủ lực của Napoleon Grande Armée bị đánh bại hoàn toàn, mở ra một loạt các cuộc chiến mới chống lại Napoleon. Năm 1813, Phổ và Áo gia nhập lực lượng Nga trong Chiến tranh của Liên minh thứ sáu chống lại Pháp. Trận chiến kết thúc khi quân đội Liên minh thứ sáu với số lượng lớn đã đánh bại Napoleon tại Trận Leipzig vào tháng 10 năm 1813, nhưng chiến thắng chiến thuật của ông tại Trận Hanau đã giúp quân đội của ông kịp thời trở về Pháp. Quân Liên minh thứ sáu sau đó đã tấn công nước Pháp và chiếm được Paris vào mùa xuân năm 1814, ép Napoleon phải thoái vị trong tháng 4. Ông bị lưu đày tới đảo Elba phía bờ biển của TuscanyTriều đại Bourbon trở lại ngôi vương. Napoleon bí mật rời khỏi Elba trong tháng 2 năm 1815 và nắm quyền cai trị nước Pháp một lần nữa. Liên Minh hốt hoảng thành lập Liên minh thứ bảy và đã đánh bại ông trong Trận Waterloo trong tháng 6. Nước Anh đã lưu đày ông tới hòn đảo Saint Helena tại Nam Thái Bình Dương, ông sống tại đây trong sáu năm đến khi qua đời vào năm 1821.Những di sản của Napoléon đối với thế giới hiện đại là thực hiện những cải cách tự do tại nhiều vùng lãnh thổ mà ông đã chinh phục và kiểm soát, chẳng hạn như Hà Lan, Thụy Sĩ và một phần lớn của nước ÝĐức hiện nay. Ông đã thực hiện các chính sách tự do cơ bản ở Pháp và khắp Tây Âu.[chú thích 1] Bộ luật Napoleon của ông đã ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của hơn 70 quốc gia trên thế giới. Nhà sử học người Anh Andrew Roberts bình luận: "Những ý tưởng củng cố thế giới hiện đại của chúng ta — công lý, chế độ nhân tài (chính quyền do những người thực sự có tài năng nắm giữ), bình đẳng trước pháp luật, quyền sở hữu, sự khoan dung với tôn giáo, giáo dục thế tục, tài chính ổn định, và nhiều thứ khác,... — đã được bảo vệ, củng cố, chỉnh sửa và mở rộng về mặt địa lý bởi Napoleon. Ông còn lập ra các chính quyền địa phương hợp lý và có năng lực, chấm dứt nạn cướp bóc ở nông thôn, khuyến khích khoa học và nghệ thuật, bãi bỏ chế độ phong kiến và lập pháp lớn nhất kể từ khi Đế quốc La Mã sụp đổ".[13]

Napoléon_Bonaparte

Kế nhiệm Franz I (Chủ tịch Liên minh Các Quốc gia Đức)
Thân mẫu Letizia Ramolino
Tiền nhiệm Franz II (Hoàng đế La Mã Thần thánh)
Tên đầy đủ
Tên đầy đủ
Napoléon Bonaparte
Đăng quang 26 tháng 5 năm 1805
Trị vì 17 tháng 3 năm 180511 tháng 4 năm 1814
&0000000000000009.0000009 năm, &0000000000000025.00000025 ngày
Sinh 15 tháng 8 năm 1769
Ajaccio, Corse, Vương quốc Pháp
Phối ngẫu Joséphine de Beauharnais (1796—1809)
Marie Louise của Áo (1810—1821)
Mất 5 tháng 5 năm 1821 (51 tuổi)
Longwood, Saint Helena
Hoàng tộc Nhà Bonaparte
Hậu duệ Napoléon II
Tại vị 6 tháng 8 năm 18064 tháng 11 năm 1813
&0000000000000007.0000007 năm, &0000000000000090.00000090 ngày
An táng Điện Invalides, Paris
Thân phụ Carlo Bonaparte

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Napoléon_Bonaparte http://www.adb.online.anu.edu.au/biogs/A030078b.ht... //nla.gov.au/anbd.aut-an35372777 http://www.e-lir.ch/e-LIR___Lexicon.1735.450.0.htm... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F041455.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/403196/N... http://books.google.com/?id=MdMZqhMzfpYC&pg=PR9&dq... http://books.google.com/?id=rlY2AAAAMAAJ&pg=PA586&... http://books.google.com/books?id=FUaIGHxCIEwC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Pw5jup_LyHAC&lpg=... http://books.google.com/books?id=UBilaKRKkC&pg=PA1...