Đế_quốc_Thụy_Điển
Đế_quốc_Thụy_Điển

Đế_quốc_Thụy_Điển

Thuật ngữ Đế quốc Thụy Điển dùng để chỉ tới Vương quốc Thụy Điển từ năm 1611 (sau khi chinh phục Estonia) cho tới 1721 (khi Thụy Điển chính thức nhượng lại lãnh thổ rộng lớn ở phía đông Phần Lan cho cường quốc đang nổi lên là Nga). Trong thời gian này, Thụy Điển là một trong những cường quốc hàng đầu ở châu Âu.[1] Tại Thụy Điển, giai đoạn này được gọi là Stormaktstiden, có nghĩa là "Kỷ nguyên Đế quốc".[1] Khởi đầu vào năm 1611 (khi Gustav Adolf lên ngôi) và kết thúc vào năm 1718 (sau cái chết của Karl XII và kết thúc của cuộc Đại chiến Bắc Âu). Để gia tăng quyền lực chính trị, đáng chú ý nhất là bằng cách trở thành một trong số hai cường quốc bảo lãnh cho Hòa ước Westfalen, đã được gộp vào với việc gia tăng lãnh thổ cho phép thực hiện đầy đủ khái niệm Thống trị biển Baltic (dominium maris baltici). Ngày khởi đầu và kết thúc của thời kỳ này không được thống nhất giữa các nhà sử học.Sau cái chết của Gustav Adolf năm 1632, đế quốc bị điều khiển bởi một nhóm quý tộc có danh vọng, nổi bật nhất là nhà Oxenstierna, làm gia sư cho vị nhiếp chính nhỏ tuổi. Quyền lợi của họ tương phản với chính sách đồng nhất, nghĩa là họ phát huy truyền thống bình đẳng trong tình thế bất động sản ruộng đất Thụy Điển được nhà vua và tầng lớp nông dân ủng hộ. Vùng lãnh thổ thổ mua lại được trong giai đoạn này de facto với luật lệ quý phái, chế độ nông nô đã được bãi bỏ, và cũng là một xu hướng thiết lập bất động sản thích hợp hơn ở Thụy Điển. Cuộc đảo chính 1680 đặt dấu chấm hết cho những nỗ lực của giới quý tộc và bắt họ trả lại những gì đã lấy của nhà vua. Tuy nhiên, chế độ nông nô vẫn còn có hiệu lực ở các vùng đất chiếm được từ Thánh chế La MãEstonia, nơi mà là kết quả của chính sách thống nhất bị cản trở bởi các điều ước quốc tế mà họ đã thu được.Sau khi giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm khốc liệt, "Kỷ nguyên Đế quốc" hay Thời đại Cơn bão (tiếng Thụy Điển: stormaktstiden) đưa Thụy Điển đạt đến đỉnh cao trong cuộc chiến tranh Bắc Âu lần thứ hai, khi đối thủ chính là Đan Mạch đã bị vô hiệu hóa bởi Hòa ước Roskilde năm 1658. Tuy nhiên, để có thể duy trì sự cường thịnh của đế chế trong quá trình tiếp theo của cuộc chiến này cũng như trong cuộc chiến tranh Scanian sau đó là nhờ sự hỗ trợ của đồng minh thân cận nhất là Pháp. Karl XI của Thụy Điển đã củng cố lại đế quốc và đảm bảo một thời kỳ hòa bình trước khi [2] SachsenĐan Mạch liên minh với nhau để tấn công người kế nhiệm ông, tức Karl XII. Sau khi quân đội Thụy Điển giành được những chiến công vang dội vào thời kỳ đầu của cuộc chiến, Karl VII tiếp tục duy trì được đế chế, nhưng đây lại là lần cuối cùng, dựa trên Hòa ước Travendal (1700)Hiệp ước Altranstädt (1706). Trận Poltava (1709) đã khiến cho "Kỷ nguyên Đế quốc" của Thụy Điển kết thúc một cách đột ngột.

Đế_quốc_Thụy_Điển

Đơn vị tiền tệ Riksdaler, Mác (cho đến 1664), Carolin (từ 1664)
• 1654–1660 Karl X Gustav
• Hội đồng vương quốc Riksrådet
Vua  
• 1654–1656 Erik Oxenstierna
Thời kỳ Thời kỳ châu Âu cận đại
• 1611–1632 Gustav II Adolf
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Thụy Điển, Tiếng Phần Lan, Tiếng Na Uy, Tiếng Estonia, Tiếng Sami, Tiếng Đức, Tiếng Livonia, Tiếng Latvia, Tiếng Đan Mạch
Hiện nay là một phần của  Phần Lan
 Đan Mạch
 Na Uy
 Thụy Điển
 Nga
 Estonia
 Latvia
 Ba Lan
 Đức
 Hoa Kỳ
 Ghana
 Pháp
• 1632–1654 Kristina
Thủ đô Stockholm
Chính phủ Quân chủ lập hiến
de jure
Phong kiến tập quyền
de facto từ năm 1680
Tôn giáo chính Giáo hội Thụy Điển
• Thế kỷ 17 2.500.000
• Giải thể 1721
• Thành lập 1611
• 1697–1718 Karl XII
Đại Pháp quan  
Vị thế Đế quốc
• 1660–1686 Magnus Gabriel De la Gardie
• 1660–1697 Karl XI
Lập pháp Riksdag
Mã ISO 3166 SE
• 1612–1654 Axel Oxenstierna