Lê_Thái_Tổ
Lê_Thái_Tổ

Lê_Thái_Tổ

Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖 10 tháng 9, 1385[2]5 tháng 10, 1433) tên khai sinh: Lê Lợi (黎利) là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh (Trung Quốc) từ năm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông là Vua của nước Đại Việt từ năm 1428 cho tới năm 1433. Lê Lợi có vai trò đặc biệt quan trọng với Đại Việt trong khoảng thời gian từ năm 1418 tới năm 1433 khi lãnh đạo người dân Đại Việt đánh bại quân đội xâm lược nhà Minh, sau đó xây dựng và tái thiết lại một đất nước điêu tàn khi bị quân đội nhà Minh phá hủy mọi thứ từ trước đó. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với cả kẻ thù.[3][4]Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có, có hàng nghìn tôi tớ ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Thời gian đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng cách hoặc trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích hoặc hòa hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh dần lên. 5 năm sau (1424), Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Tới năm 1426, quân Lam Sơn đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa.Năm 1426, ông cử 3 đạo quân tiến ra Bắc, trong khi nhà Minh cử một lực lượng lớn do Vương Thông chỉ huy sang tiếp viện. Hai cánh quân của Lê Lợi kết hợp với nhau, đánh bại quân Minh ở trận Tốt Động – Chúc Động, ép Vương Thông lui vào Đông Quan cố thủ. Nghe tin, Lê Lợi lập tức mang đại quân ra Bắc, tổ chức lại quân đội, phân chia hành chính, ban hành các đạo dụ răn quân lính và nhân dân,... lập thế trận bao vây quân Minh. Nhà Minh lại tiếp tục sai các tướng Liễu Thăng, Mộc Thạnh mang quân sang tiếp viện, Lê Lợi sai quân ngăn chặn và đánh bại hoàn toàn hai đạo quân tiếp viện này. Vương Thông cùng đường phải xin hòa với quân Lam Sơn khi chưa được sự cho phép của triều đình Minh. Bất chấp sự phản đối của tướng lĩnh và dân chúng, Lê Lợi không những cho phép quân Minh được rút lui an toàn mà còn chu cấp vật tư như thuyền bè, tu sửa đường sá,... cho họ. Đến ngày 17 tháng 12 năm 1427 (âm lịch) quân Minh chính thức về nước, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thay mình làm bài Bình Ngô đại cáo bá cáo cho thiên hạ biết về việc quân Minh đã giảng hòa, rút quân về nước, Nam Bắc thôi việc binh đao, thiên hạ đại định.Năm 1428, lên ngôi vua, Lê Lợi từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh làm thủ đô, xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam sơn động chủ, sử gọi là Thái Tổ Cao Hoàng đế, dựng lên hoàng triều Lê (sử Việt Nam hiện đại gọi là nhà Hậu Lê). Lê Lợi đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị.[5][6] Ông còn dẹp yên các thổ tù chống đối ở vùng biên viễn phía Tây như Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái (châu Thạch Lâm) và Đèo Cát Hãn (châu Mường Lễ), đánh bại một cánh quân Ai Lao sang giúp Hãn.Ông được các sử gia đánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế, nhưng một số sử gia hiện đại lại chỉ trích vì cho rằng ông đã làm hại hai công thần Trần Nguyên HãnPhạm Văn Xảo.[7][8] Tuy nhiên, các sử gia Lê Quý Đôn, Trần Quốc Vượng và Tạ Chí Đại Trường cho rằng Trần Nguyên HãnPhạm Văn Xảo đã phạm tội.[9][10][11] Khi Việt Nam bị người Pháp đô hộ, những người chủ trương khôi phục quốc gia đã coi Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn như là hình mẫu, niềm cảm hứng và biểu tượng của sự đoàn kết quốc gia. Như Phan Bội Châu coi ông là hình ảnh chói lọi của vị Tổ Trung hưng thứ hai sau Ngô Quyền. Trong Chiến tranh Việt Nam (1945-1975) để đề ra chiến lược đánh Pháp và Mĩ, lãnh tụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòaTrường Chinh viết cuốn sách Kháng chiến nhất định thắng lợi đã lấy cuộc kháng chiến 10 năm của Lê Lợi làm ví dụ cho việc kháng chiến trường kì, coi đó là niềm cảm hứng để đi đến thắng lợi cuối cùng.[12][13]

Lê_Thái_Tổ

Kế nhiệm Lê Thái Tông
Thân mẫu Trịnh Ngọc Thương
Tiền nhiệm Sáng lập triều đại
Thê thiếp Cung Từ Cao Hoàng hậu
Triều đại Nhà Lê sơ
Tên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên húy
Lê Lợi (黎利)
Niên hiệu
Thuận Thiên (順天)
Thụy hiệu
Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng đế
(統天啟運聖德神功睿文英武寬明勇智弘義至明大孝高皇帝)
Miếu hiệu
Thái Tổ (太祖)
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Quận Ai vương Lê Tư Tề
Lê Thái Tông
Trang Từ Công chúa
Con rể
Nguyễn Bá Sương
Trị vì 29 tháng 4 năm 1428
5 tháng 10 năm 1433
(&0000000000000005.0000005 năm, &0000000000000159.000000159 ngày)
Tước hiệu Lam Sơn động chủ (1428 - 1433)
Sinh 10 tháng 9, 1385[1]
Lam Sơn, Thanh Hóa
Mất 5 tháng 10, 1433(1433-10-05) (48 tuổi)
Đông Kinh, Đại Việt
An táng Vĩnh lăng (永陵), Thanh Hóa
Thân phụ Lê Khoáng

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê_Thái_Tổ http://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/333359 http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb14561806b http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb14561806b http://www.idref.fr/083818103 http://id.loc.gov/authorities/names/n90659665 http://d-nb.info/gnd/132208482 http://isni-url.oclc.nl/isni/0000000054903505