Indefatigable_(lớp_tàu_chiến-tuần_dương)
Indefatigable_(lớp_tàu_chiến-tuần_dương)

Indefatigable_(lớp_tàu_chiến-tuần_dương)

8 × pháo BL 12 inch (300 mm) Mk X (4×2)
16 × pháo BL 4 in (102 mm) Mk VII (16×1)
đai giáp chính: 4–6 in (102–152 mm);
sàn tàu: 1,5–2,5 in (38–64 mm)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ];
tháp pháo: 7 in (178 mm);
bệ tháp pháo: 7 in (178 mm);
tháp chỉ huy: 4–10 in (102–254 mm);
Lớp tàu chiến-tuần dương Indefatigable là lớp tàu chiến-tuần dương thứ hai của Anh Quốc,[Ghi chú 1] đã phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia AnhHải quân Hoàng gia Australia trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Thiết kế của chúng phản ảnh sự cải tiến tối thiểu so với lớp Invincible dẫn trước, gia tăng tầm xa hoạt động và cải thiện góc bắn chéo qua lườn tàu đối với các tháp pháo bên mạn giữa tàu bằng cách kéo dài lườn tàu. Giống như những chiếc tiền nhiệm, thiết kế của chúng tương tự như những thiết giáp hạm dreadnought đương thời của Anh, như là lớp Neptune, nhưng hy sinh một phần vỏ giáp bảo vệ và một tháp pháo để đổi lấy một tốc độ nhanh hơn 4 hải lý một giờ (7,4 km/h; 4,6 mph).Nguyên chỉ có Indefatigable là chiếc duy nhất trong lớp, nhưng sau đó còn có HMAS AustraliaNew Zealand được chế tạo như một phần của kế hoạch phòng thủ các thuộc địa tự trị thuộc Đế quốc Anh; theo đó mỗi lãnh thổ tự trị sẽ mua một "đơn vị hạm đội" gồm một tàu chiến-tuần dương, ba tàu tuần dương hạng nhẹ và sáu tàu khu trục. Chỉ có Australia hoàn tất đầy đủ ý tưởng này, hình thành nên Hải quân Hoàng gia Australia, còn New Zealand chỉ đồng ý cung cấp kinh phí cho một tàu chiến-tuần dương. Một thiết kế của lớp Indefatigable đã được chọn để chế tạo hai chiếc này thay vì lớp Lion vốn đang được đóng cho Hải quân Hoàng gia Anh.Chúng trải qua phần lớn thời gian của chiến tranh tuần tra tại Bắc Hải, và tham gia hầu hết các trận chiến tại đây, cho dù chỉ có New Zealand có mặt tại Anh Quốc khi chiến tranh bắt đầu. Indefatigable lúc đó hiện diện tại Địa Trung Hải khi nó truy đuổi các tàu chiến Đức GoebenBreslau đang tháo chạy về Thổ Nhĩ Kỳ. Australia là soái hạm của Hải quân Hoàng gia Australia tại vùng biển Australia, và đã giúp vào việc chiếm đóng các thuộc địa Đức tại Thái Bình Dương cũng như truy tìm không thành công Hải đội Đông Á Đức Quốc trước khi lên đường đi Anh vào tháng 12 năm 1914. New Zealand tham gia một số hoạt động ban đầu tại Bắc Hải, bao gồm Trận Heligoland Bight và cuộc bắn phá Scarborough bất phân thắng bại. Australia được sửa chữa sau một va chạm với tàu chị em New Zealand ngay trước Trận Jutland, nên chỉ có Indefatigable và New Zealand có mặt trong cuộc hải chiến lớn nhất Thế Chiến I này, nơi Indefatigable bị phá hủy trong một vụ nổ hầm đạn. Cả Australia và New Zealand trải qua thời gian còn lại của cuộc chiến một cách bình yên, chờ đợi sự xuất hiện tiếp theo của Hạm đội Biển khơi Đức, nhưng việc này đã bị Kaiser cấm cho đến khi chiến tranh chấm dứt. New Zealand đã đưa Đô đốc John Jellicoe trong chuyến đi đến Ấn Độ và các thuộc địa khác sau chiến tranh, trong khi Australia quay trở về nhà nơi nó trở thành soái hạm của Hải quân Hoàng gia Australia. New Zealand bị bán để tháo dỡ vào năm 1922 trong khi Australia chỉ tồn tại thêm hai năm nữa trước khi bị đánh đắm nhằm tuân thủ những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Indefatigable_(lớp_tàu_chiến-tuần_dương) http://www.awm.gov.au/histories/first_world_war/vo... http://www.navy.gov.au/HMAS_Australia_(I) http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_12-45_mk10.ht... http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_3-45_mk1.htm http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_4-40_mk3.htm http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_6pounder_m1.h... http://web.archive.org/web/20080913202817/http://w... http://dreadnoughtproject.org/tfs/index.php/Indefa... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Indefa...