Hiệp_ước_Hải_quân_Washington
Hiệp_ước_Hải_quân_Washington

Hiệp_ước_Hải_quân_Washington

Hiệp ước Hải quân Washington, còn được gọi là Hiệp ước Năm cường quốc, Hiệp ước Bốn cường quốcHiệp ước Chín cường quốc, là một hiệp ước được ký kết vào năm 1922 trong số các quốc gia lớn đã thắng Thế chiến thứ nhất, nhằm ngăn cản một cuộc đua vũ trang bằng cách hạn chế việc xây dựng hải quân. Nó được đàm phán tại Hội nghị Hải quân Washington, được tổ chức tại Washington, DC, từ tháng 11 năm 1921 đến tháng 2 năm 1922. Hiệp ước được ký kết bởi chính phủ Anh, Mỹ, Pháp, Ý và Nhật Bản. Nó giới hạn việc chế tạo các thiết giáp hạm, thiết giáp-tuần dươnghàng không mẫu hạm của các bên ký. Các loại tàu chiến khác, bao gồm tàu tuần dương, tàu khu trụctàu ngầm, không bị giới hạn bởi hiệp ước, nhưng trọng lượng choán nước của mỗi loại tàu bị giới hạn.Hiệp ước được ký kết vào ngày 6 tháng 2 năm 1922. Các phê chuẩn của hiệp ước đó đã được trao đổi tại Washington vào ngày 17 tháng 8 năm 1923, và nó đã được đăng ký trong Hiệp ước của Hội Quốc Liên vào ngày 16 tháng 4 năm 1924..[1]Các hội nghị giới hạn về hải quân sau này đã thêm vào những giới hạn của việc chế tạo tàu chiến. Các điều khoản của hiệp ước Washington đã được sửa đổi bởi Hiệp ước Hải quân London năm 1930 và Hiệp ước Hải quân London thứ hai năm 1936. Đến giữa những năm 1930, Nhật Bản và Ý đã từ bỏ hiệp ước trong khi Đức đã từ bỏ Hiệp ước Versailles (Đức, không phải bên tham gia Hiệp ước Hải quân Washington, bị giới hạn lực lượng hải quân của mình trong Hiệp ước Versailles), khiến việc giới hạn trang bị vũ trang ngày càng khó khăn đối với các bên còn lại.

Hiệp_ước_Hải_quân_Washington

Bên tham gia
Ngày hết hiệu lực 31 tháng 12, 1936 (1936-12-31)
Ngày kí 6 tháng 2, 1922 (1922-02-06)
Người đàm phán
Hoàn cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất
Bên kí
Nơi kí Memorial Continental Hall, Washington, D.C.
Ngôn ngữ Tiếng Anh
Loại hiệp ước Giới hạn quân bị
Ngày đưa vào hiệu lực 17 tháng 8, 1923 (1923-08-17)