HMS_New_Zealand_(1911)
HMS_New_Zealand_(1911)

HMS_New_Zealand_(1911)

list error: <br /> list (help)
8 × pháo BL 12 inch (300 mm) Mk X (4×2)
16 × pháo BL 4 in (102 mm) Mk VII (16×1)
list error: <br /> list (help)
đai giáp chính: 4–6 in (102–152 mm)[1];
sàn tàu: 1,5–2,5 in (38–64 mm)[1];
tháp pháo: 7 in (178 mm)[1];
bệ tháp pháo: 7 in (178 mm)[1];
tháp chỉ huy: 4–10 in (102–254 mm)[1];
HMS New Zealand là một trong số ba chiếc tàu chiến-tuần dương lớp Indefatigable được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo để bảo vệ các lãnh thổ của Đế quốc Anh. Được hạ thủy năm 1911, việc chế tạo con tàu được sự đài thọ về tài chính của chính phủ New Zealand như một món quà, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia vào năm 1912. Được dự định để phục vụ tại Trạm Trung Quốc, con tàu lại được chính phủ New Zealand nhượng lại theo yêu cầu của Bộ Hải quân Anh để phục vụ tại vùng biển Anh Quốc.Trong năm 1913, New Zealand được gửi đi trong một hành trình kéo dài mười tháng qua các thuộc địa Anh, nhấn mạnh ở chuyến viếng thăm lãnh thổ mà nó được đặt tên. Nó quay trở lại vùng biển Anh Quốc vào lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã hoạt động trong thành phần Hạm đội Grand của Hải quân Hoàng gia đối đầu với Hạm đội Biển khơi Đức. Trong chiến tranh, chiếc tàu chiến-tuần dương đã hoạt động trong cả ba trận hải chiến chủ yếu tại Bắc Hải trong Thế Chiến I: Heligoland Bight, Dogger Bank, và Jutland; cũng như đã xuất quân để đối phó với cuộc Bắn phá Scarborough bất phân thắng bại và Trận Heligoland Bight thứ hai. Mặc dù đã góp phần vào việc phá hủy hai tàu tuần dương; New Zealand chỉ bị hỏa lực đối phương bắn trúng một lần duy nhất trong suốt quãng đời hoạt động và không bị tổn thất thương vong nào; một con tàu may mắn được thủy thủ đoàn quy cho một bộ trang phục chiến binh của người Māori, bao gồm váy "piupiu" và vòng cổ "tiki", được hạm trưởng mặc trong lúc tác chiến.Sau chiến tranh, New Zealand được gửi đi một chuyến vòng quanh thế giới khác, lần này là để đưa Đô đốc John Jellicoe thị sát công việc phòng thủ hải quân tại các thuộc địa. Đến năm 1920, chiếc tàu chiến-tuần dương được đưa về lực lượng dự bị. Quá trình giải trừ quân bị do Hiệp ước Hải quân Washington đã buộc phải loại bỏ New Zealand khỏi thành phần hải quân để đạt được giới hạn về tải trọng tàu chiến đặt ra đối với Anh Quốc, và con tàu bị bán để tháo dỡ vào năm 1920.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: HMS_New_Zealand_(1911) http://www.awm.gov.au/histories/first_world_war/vo... http://www.navy.gov.au/w/images/PIAMA19.pdf http://www.navyhistory.org.au/admiral-sir-lionel-h... http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_3-45_mk1.htm http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_6pounder_m1.h... http://www.statoids.com/unz.html http://www.navymuseum.mil.nz/history/time/interwar... http://www.nzhistory.net.nz/media/photo/hms-new-ze... http://www.gwpda.org/naval/opzz.htm http://www.nzetc.org/tm/scholarly/tei-WH2Navy-a7.h...